Tết Đoan Ngọ: Không chỉ "diệt sâu bọ", quả mận được lựa chọn trong mâm cỗ cúng vì những lý do như thế này

( PHUNUTODAY ) - Tết Đoan Ngọ nhiều người lựa chọn quả mận làm "vũ khí diệt sâu bọ" vì những lý do sau:

Tác dụng của quả mận:

Hỗ trợ tiêu hóa: Trong mận chứa nhiều chất xơ và isatin, sorbitol, giúp điều chỉnh chức năng của hệ tiêu hóa. Ăn mận nhiều giúp điều hòa nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón.

Hỗ trợ giảm cân: Không chỉ chứa ít calo, mận còn giàu vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng cần thiết cho những ai muốn giảm cân, duy trì trọng lượng cơ thể hiệu quả.

Ngăn ngừa ung thư: Các sắc tố xanh đỏ gọi là anthocyanin được tìm thấy trong quả mận rất giàu chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ ung thư.

Cải thiện thị lực: Ngoài vitamin C, mận còn chứa beta carotene, dưỡng chất đặc biệt có lợi cho mắt. Ăn mận có thể giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa điểm vàng, căn bệnh có thể dẫn tới mù lòa.

qua-man-tet-doan-ngo

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế lại không tán thành việc ăn quả mận vào sáng sớm vì, buổi sáng sớm mới thức dậy, còn chưa ăn sáng, dạ dày bạn hoàn toàn trống rỗng.

Vì thế, nếu ăn các loại hoa quả hay thực phẩm có tính axit cao thời điểm này sẽ khiến dạ dày dễ bị kích thích gây đau dạ dày, nhất là người đau dạ dày hạn chế ăn mận còn xanh. Mận có chất chua nên dễ ê răng, cần ăn với số lượng vừa phải.

Ngoài ra, mận có tính nóng nên ăn nhiều mận có thể gây ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt... Đặc biệt, phụ nữ mang thai không nên ăn mận vì dễ bị nóng, phát ban, không tốt cho sức khỏe của mình và thai nhi.

Mận có chứa nhiều chất oxalate, do đó gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng kết tủa trong thận, nguyên nhân chính gây sỏi thận và sỏi bàng quang. Đặc biệt, những người bị bệnh thận hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh này nên hạn chế hoặc không ăn mận.

Những món ăn "diệt sâu bọ" không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5

Cơm rượu nếp cẩm

Rượu nếp là món ăn không thể thiếu trong ngày lễ đặc biệt này vì theo quan niệm của người dân, vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu cơm nếp sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại trong cơ thể. Ngay buổi sáng mồng 5 sau khi thức dậy, nhiều gia đình còn có thói quen ăn một bát cơm rượu để diệt sâu bọ.

Ngoài ra, trong ngày Tết Đoan Ngọ, người ta còn biến tấu một số món ngon khác từ nếp cẩm như xôi nếp xẩm, chè nếp cẩm, sữa chua nếp cẩm, chè chuối nếp cẩm.

Thịt vịt

Nếu như thịt vịt là món ăn bị kiêng kỵ ăn vào những ngày đầu tháng thì nó lại rất được ưa chuộng trong ngày tết Đoan Ngọ. Cũng bởi quan niệm “diệt sâu bọ”, chữa bệnh mà thịt vịt với tính mát, có tác dụng cân bằng phong huyết, âm dương trong cơ thể được lựa chọn làm món chính trong ngày này. Thịt vịt theo đông y còn có tác dụng bồi bổ cơ thế sau ốm, chữa co giật, hạ nhiệt, giảm mụn nhọt.

Món thịt vịt trước đây được xem là món ăn đặc trưng trong ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Trung, tuy nhiên càng ngày thịt vịt càng phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước.

Các loại quả

Tháng 5 là thời điểm mà các loại hoa trái mùa hè bắt đầu vào mùa. Mâm quả dâng lên bàn thờ tổ tiên để lẫy lễ là điều không thể thiếu trong mỗi gia đình. Việc ăn trái cây đầu mùa, đặc biệt là cái loại trái cây như: mận, vải, xoài, chôm chôm, dưa hấu… không chỉ với mong muốn tiêu trừ mầm bệnh mà phần nào còn thể hiện được mong muốn hoa trái đầy nhà, sinh sôi nảy nở.

Bánh tro

Nếu Tết Nguyên đán không thể thiếu bánh chưng thì vào ngày tết Đoan ngọ, những chiếc bánh tro trong veo vàng óng lại là thứ bánh mà nhà nào cũng có. Bánh tro còn được gọi là bánh ú tro, bánh gio, bánh âm, bánh nẳng... Bánh có màu vàng đậm do gạo nếp được ngâm từ nước tro đốt bằng củi các loại cây khô, sau đó gói trong lá chuối rồi đem luộc, nhân bánh có thể mặn, ngọt hoặc không nhân.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link