Thời gian để tắm nắng cho trẻ trong một ngày thích hợp nhất là từ 6 – 9h sáng và sau 4 – 5h chiều. Từ 6 – 9 h sáng là lúc tia hồng ngoại và tia cực tím từ mặt trời tương đối yếu nên có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể bé.
Thời gian nào là thích hợp để tắm nắng cho trẻ nhỏ
Khoảng 7-10 ngày sau khi sinh, bé đã có thể tắm nắng để cơ thể tổng hợp vitamin D. Trong ngày, mẹ chỉ nên cho bé tắm nắng trong khoảng thời gian từ 6-9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều. Trong khoảng thời gian từ 6-9 giờ, tia hồng ngoại và tia cực tím trong ánh mặt trời khá yếu, thích hợp để giúp bé thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho cơ thể. Ngược lại, khoảng thời gian sau 5 giờ chiều, tia X-quang trong ánh mặt trời sẽ giúp bé cưng hấp thụ can-xi và phốt pho một cách tốt nhất, có ích cho sự phát triển xương.
Mẹ cần lưu ý không nên tắm nắng cho bé quá lâu. Nếu thấy da bé chuyển sang màu đỏ, ra nhiều mồ hôi, mạch đập nhanh thì nên nhanh chóng đưa bé về nhà cho bé uống chút nước hoặc có thể lấy nước ấm để lau người cho con. Để hạn chế mức thấp nhất khả năng trẻ bị cảm nắng hoặc bị kích ứng với ánh nắng, hãy tập cho bé quen dần với ánh nắng bằng cách bế con ra nắng một chút rồi lại đưa bé vào chỗ mát nghỉ ngơi.
Tắm nắng cho trẻ như nào là đúng cách?
Ở giai đoạn chuẩn bị: Thời gian đầu, mẹ chỉ nên để lộ một phần da của bé, cho bé ở trong bóng râm trong khoảng 10 phút, và tiếp tục tăng thời gian lên 20 phút trong ngày thứ hai, 30 phút cho ngày thứ ba.
Đặt bé nằm duỗi giống tư thế nằm trên giường sao cho ánh nắng mặt trời tiếp xúc với lưng đầu tiên sau đó là đến hai bên thân mình cuối cùng mới là bụng và ngực. Khi mới bắt đầu cho bé tắm nắng chỉ nên để ánh nắng chiếu vào từng phầm trong khoảng 1 phút lâu dần mới tăng thêm thời gian.
Lưu ý khi vào mùa hè tỷ lệ tia cực tím trong ánh nắng mặt trời thường cao hơn so với các mùa khác nên bạn hãy nhớ bảo vệ phần đầu và mắt cho bé. Tốt nhất nên đội cho bé một chiếc mũ bằng chất liệu vải sợi tự nhiên thoáng mát thấm mồ hôi và đặc biệt nên là mũ rộng vành để có thể che ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt.
Không nên tắm nắng cho trẻ ở những nơi gió lộng, nên chọn nơi thoáng đãng, có nhiều nắng. Không nên để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào đầu, mặt và mắt của bé. Nếu tắm cho bé trong phòng, nên mở cửa kính vì cửa kính sẽ cản trở việc hấp thu tia hồng ngoại của cơ thể. Không nên cho con tắm nắng vào những giai đoạn thời tiết bất thường hoặc những lúc giao mùa.