Rau má ngày trước thường mọc trên bờ ruộng và chỉ được dùng chống đói hoặc khi cảm sốt. Bây giờ rau má được bán ngoài chợ với giá cao hơn nhiều loại rau thông dụng khác.
Rau má rất giàu chất chống oxy hóa, khử gốc tự do tránh lão hóa và hạn chế tình trạng thâm nám, sẹo trên da. Rau má còn thúc đẩy sản sinh collagen giúp da đàn hồi tốt hơn.
Với khả năng khám viêm, rau má giúp đặc trị tình trạng da nổi ngứa, mụn trứng cá, mụn loét. Rau má cũng giúp làm giảm đốm nám tàn nhang, đốm nâu. Những người da hay bị vẩy nến ngứa ngáy dùng rau má cũng sẽ giảm được tình trạng này nhờ khả năng kháng viêm của loại rau này.
Rau má cũng là vị thuốc thanh nhiệt giải độc tốt, giúp làm nước giải khát ngon nhất là mùa hè.
Chính vì thế ngày nay rau má không chỉ được chế biến thành nhiều món ngon mà chúng được thu hái để làm nguyên liệu trong ngành mỹ phẩm. Cách dùng rau má tươi làm đẹp:
Đắp mặt nạ và làm sạch bằng rau má
Tinh chất trong rau má giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa, tế bào chết trên da. Xay rau má sau đó đắp lên mặt và massage nhẹ nhàng khoảng 20 phút thì rửa lại.
Rau má có khả năng làm liền sẹo nhanh, tái tạo phục hồi vết thương nên bạn có thể dùng nước rau má thoa lên vùng da bị mụn, vùng da đang lên da non đã khô miệng, không nên dùng ở vết thương hở, vết thương chưa lành, vết thương còn chảy nước.
Uống nước rau má
Rửa sạch rau má để ráo nước sau đó cho vào xay sinh tố hoặc ép lấy nước. Nếu bạn xay sinh tố sẽ giúp dùng lại được nhiều chất xơ hơn ép. Nước rau má có thể uống sống riêng mình rau má hoặc thêm với nước mía để tăng ngọt, kết hợp đậu xanh đã nấu chín…
Nước rau má giúp thanh nhiệt giải độc trị mụn tốt.
Tắm trắng rau má
Bạn vò nát rau má rồi thoa đều toàn thân và massage nhẹ nhàng để làm sạch tế bào chết và để tinh chất rau má giúp dưỡng da toàn thân. Nên chọn loại rau má ta có cả thân rễ tắm sẽ thích hơn.
Lưu ý khi dùng rau má
Bạn có thể dùng rau má rửa mặt dưỡng mặt tuần 3-4 lần. Nên chọn rau má ta lá nhỏ, có rễ thân, hơn là rau má lai bán toàn lá. Loại rau má ta thơm và tinh chất đậm đặc hơn.
Chọn rau má sạch để tránh nhiễm khuẩn. Nên dùng nước rau má uống buổi sáng và trưa, chiều, hạn chế dùng tối muộn vì có tính hàn.
Nếu có điều kiện nên dùng rau má tươi hơn là bột rau má vì khi thành bột qua sấy có thể làm mất một vài dinh dưỡng.