Đau nhức tại chỗ tiêm là hiện tượng phổ biến
Tiêm vắc xin ngừa Covid-19 chính là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ con người trước dịch bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo, dù tiêm loại vắc xin nào, bạn cũng nên tuân thủ hướng dẫn để giảm tác dụng phụ, tối đa hóa khả năng sản sinh miễn dịch. Trước và sau khi tiêm không nên quá căng thẳng, tránh sử dụng nhiều thuốc giảm đau. Ngoài ra, không nên xoa bóp chỗ tiêm, tránh tạo áp lực lên khu vực này.
Sau khi tiêm vắc xin, chỗ tiêm thường bị đau nhức, cứng cơ. Đây là phản ứng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều ngày, gây khó khăn khi cử động tay.
Đau nhức cánh tay được coi là một phản ứng sớm cho thấy cơ thể đã nhận biết vắc xin.
Khi tiêm vắc xin, cơ thể sẽ coi đó là một vết thương, giống như khi bị đứt tay hay chảy máu. Lúc này, cơ thể sẽ gửi các tế bào miễn dịch đến cánh tay. Các tế bào miễn dịch này cũng gây ra chứng viêm từ đó giúp hình thành cơ chế bảo vệ cơ thể khỏi cùng một mầm bệnh. Các chuyên gia gọi đây là khả năng phản ứng của vắc xin.
Ngoài đau nhức, một số người còn có thể bị mẩn đỏ, kích ứng và sưng tấy gần vết tiêm.
Không nên chà xát, xoa bóp ở khu vực tiêm
Các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên chà xát, véo hoặc xoa bóp chỗ tiêm vì việc này có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin. Hành động này có vẻ giúp làm dịu cơn đau khi tiêm nhưng nó sẽ làm tổn thương viêm thêm nghiêm trọng. Xoa bóp tại chỗ tiêm có thể khiến cho thuốc không ngấm hoặc dẫn tới các tác dụng phụ không mong muốn, gia tăng viêm nhiễm, đau mỏi.
Đây là lời khuyên được áp dụng cho tất cả các loại vắc xin tiêm bắp.
Nên xoa bóp trước tiêm
Trước khi tiêm, các nhân viên y tế hay xoa bóp nhẹ nhàng khu vực cần tiếp. Việc này giúp làm mềm, thư giãn các cơ ở cẳng tay nhờ đó làm vắc xin đi vào cơ thể hiệu quả hơn.
Cách giảm đau sau khi tiêm vắc xin
Sau khi tiêm vắc xin, nếu thấy đau quá mức và bị cứng khớp, bạn có thể áp dụng một số biện pháp để khắc phục như chườm ấm, chườm đá, vận động nhẹ nhàng cho cánh tay được tiêm. Những hoạt động này giúp giảm đau nhanh hơn.
Thuốc giảm đau cũng là một giải pháp hữu hiệu nhưng không nên lạm dụng và cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo nhưng ai nhạy cảm với cơn đau nên tiêm vắc xin ở tay không thuận.