1. Giúp trẻ sớm tự lập và giảm căng thẳng
Từ trước tới nay, việc quan niệm trẻ ngủ chung với bố mẹ khiến cho trẻ yếu đuối, dễ bị phụ thuộc, thì nay khoa học đã chứng minh điều ngược lại: Những đứa trẻ được ngủ cùng bố mẹ phát triển tính tự lập sớm hơn và ít cần chuẩn bị tâm lý cho một “thời kỳ quá độ” bởi các em không phải trải qua cảm giác lo lắng khi bị tách khỏi cha mẹ”.
2. Xây dựng lòng tự tin
Những em bé lớn lên từ giấc ngủ trong chiếc giường có cả gia đình sẽ phát triển tự tin, gặp ít vấn đề về hành vi, sống vui vẻ hơn và thỏa mãn hơn trong cuộc sống. Trẻ cũng ít gặp rối loạn tâm lý do stress so với trẻ không được ngủ cùng bố mẹ.
3. Thúc đẩy thể trạng, tâm lý phát triển tốt
Cùng với những lợi ích tâm lý, các em bé ngủ chung với bố mẹ còn có thể trạng tốt hơn. Chuyên gia nhi khoa, TS. William Sears lý giải, trong suốt hơn 30 năm nghiên cứu, quan sát các gia đình có bố mẹ và con cái ngủ chung giường, các nhà khoa học đã thấy rằng, trẻ phát triển nhanh hơn, không chỉ cao lớn mà còn phát triển tối ưu về cảm xúc, trí tuệ, thể lực. Có thể chính những vuốt ve trẻ được nhận thêm khi ngủ với cha mẹ đã kích thích tăng trưởng. Chưa kể, việc được bú mẹ khi ngủ chung cũng giúp trẻ lớn nhanh hơn.
4. Ngủ chung giúp trẻ hạn chế mút tay
Trẻ mút tay, đó là phản xạ tự nhiên cho thấy các bé cần tìm một liệu pháp tâm lý để dỗ dành, an ủi bản thân. Theo một nghiên cứu ở châu Âu, của các trẻ em từ 1-7 tuổi, có đến 96% trẻ em thường xuyên mút ngón tay cái của mình.
TS. Jay Gordon, tác giả cuốn Good Nights: The Happy Parents' Guide to the Family Bed nhận định: Một em bé thường xuyên được ở bên bố mẹ khi ngủ, được ôm ấp, vỗ về thường ít có biểu hiện mút tay, cũng không cần những đồ vật trấn an tâm lý.
Lý đo là bởi vì chúng đã luôn có bố mẹ, là những người trấn an tâm lý tuyệt vời nhất cho trẻ
5. Giảm nguy cơ rối loạn stress và hội chứng đột tử ở trẻ (SIDS)
Trong nhiều năm nghiên cứu, chuyên gia tâm thần học trường Havard, Michael Common, thấy rằng các em bé ngủ riêng thường đối mặt với nguy cơ đột tử và stress. Các em bé ngủ chung giường cùng bố mẹ có sự hài hòa tâm lý với mẹ. Sự gần gũi mẹ con giúp điều hòa hơi thở, tình trạng giấc ngủ, nhịp tim và thân nhiệt của trẻ. Những em bé bị bỏ cho khóc một mình sẽ gia tăng nồng độ hormone cortisol, tổn hại đến sự phát triển não bộ, dễ bị ảnh hưởng bởi stress hơn, dễ ốm hơn và bình phục chậm hơn nếu ốm.
6. Mẹ cho bú dễ hơn
Những bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú nếu ngủ chung với con sẽ cảm thấy được nghỉ ngơi nhiều hơn vì không phải ra khỏi giường, đến bên nôi cho con bú. Giấc ngủ vì thế ít bị quấy rầy hơn, và mẹ tỉnh táo, tập trung được vào con nhiều hơn ngày hôm sau.
7. Thúc đẩy tình thân gia đình
Những đứa trẻ được nuôi dạy theo phong cách “cả nhà ngủ chung” sẽ gắn bó với gia đình hơn, có liên hệ chặt chẽ hơn với bố mẹ và tâm trạng vui vẻ hơn những em bé ngủ riêng. Đơn giản vì việc ngủ chung mang lại nhiều thời gian cho cả nhà bên nhau mỗi ngày, để chia sẻ tình yêu, nuôi dưỡng những khoảnh khắc ngọt ngào qua từng hơi thở ấm áp trong giấc ngủ.