Cấp đông tôm với nước
Trước khi bảo quản tôm, bạn hãy rửa thật sạch, cắt bỏ bớt phần râu dài nếu cần. Sau đó, chia ra ra thành các phần nhỏ vừa đủ cho một bữa ăn.
Sau đó, cho tôm vào hộp đựng thực phẩm và đổ thêm nước. Đóng nắp hộp lại và bỏ vào ngăn đá tủ lạnh.
Cách này sẽ giúp tôm không đen và giữ được độ tươi ngon trong thời gian dài. Ngoài ra, bảo quản tôm theo cách này cũng giúp giữ cho tủ không có mùi tanh.
Việc chia nhỏ tôm thành số lượng vừa đủ để dùng cho một bữa sẽ giúp quá trình rã đông tôm nhanh hơn và không làm ảnh hưởng đến chất lượng của cả mẻ tôm lớn.
Bảo quản tôm với đá lạnh
Sau khi rửa sạch tôm, bạn cũng chia tôm thành từng hộp nhỏ vừa đủ cho một bữa ăn. Sau đó, cho vài viên đá lạnh vào hộp và đóng nắp lại. Cho hộp tôm vào ngăn đá để bảo quản. Cách này có thể giữ cho tôm tươi ngon trong khoảng 1 tháng.
Bảo quản tôm với muối
Cho tôm vào hộp nhựa có nắp đập, thêm một thìa cà phê muối và đậy nắp lại. Lắc hộp cho muối phủ đều khắp con tôm. Sau đó, đặt hộp tôm vào ngăn đá.
Với cách này tôm có thể giữ được vị tươi ngon trong vòng 2 tuần. Lưu ý, nếu để lâu hơn, muối có thể thấm vào thịt đôm và ảnh hưởng đến độ ngọt của tôm.
Bảo quản nõn tôm
Cách bảo quản nõn tôm rất đơn giản. Đầu tiên, bạn cũng cần rửa sạch tôm sau đó bóc phần vỏ, bỏ đầu. Rửa lại tôm một lần nữa cho sạch và để ráo.
Chia nõn tôm thành các phần vừa đủ dùng rồi lấy giấy bạc bọc kín. Xếp các gói tôm vào hộp có nắp rồi để trong ngăn đá tủ lạnh. Khi cần nấu thì lấy một gói ra là được.
Cách này có thể giữ được độ tươi ngon cho nõn tôm trong khoảng 1 tháng.
Bảo quản tôm luộc
Tôm mua về rửa sạch, cắt bớt râu, rút chỉ và túi phân ở đầu.
Đun sôi một nồi nước. Sau đó, thả tôm vào đảo đều. Khi thấy vỏ tôm đổi màu thì vớt ra để ráo nước.
Chờ cho tôm nguội thì bóc bỏ.
Phần thịt tôm xếp riêng vào một hộp để cấp đông. Khi nào ăn chỉ cần lấy ra để nấu. Phần đầu tôm có thể giữ lại để nấu canh.