Trẻ bị ngã có nên vội chạy lại đỡ hay không? Đây là cách xử lý mà cha mẹ nào cũng cần biết

20:10, Thứ hai 30/08/2021

( PHUNUTODAY ) - “Đánh chừa” hay nói rằng “Nín đi, không sao đâu” liệu có phải là cách ứng xử đúng đắn khi trẻ vấp ngã của bố mẹ?

1- Vậy khi trẻ vấp ngã, có nên đỡ bé dậy hay không?

Câu trả lời của các chuyên gia tâm lý là NÊN. Song điều quan trọng là phản ứng của cha mẹ đi kèm hành động đỡ con dậy khi vấp ngã.

Xét về khía cạnh thực tế, khi nhìn thấy con ngã, phản ứng tự nhiên của bố mẹ là vội vã lại gần đỡ con đứng dậy. Nếu không làm vậy, bố mẹ, ông bà đều cảm thấy xót con, xót cháu, thậm chí vừa đỡ còn vừa dỗ dành.

Tuy nhiên, có 1 số ý kiến cho rằng khi trẻ ngã, nếu nhìn thấy người lớn, chúng sẽ khóc lóc rất to, tỏ vẻ đau đớn, đáng thương, song nếu không có người lớn, lại chẳng hề thấy tiếng khóc nào. Điều đó chứng tỏ hành động đỡ dậy của người lớn là đang nuông chiều trẻ và còn làm trẻ hư thêm.

Nghiên cứu khoa học cho thấy, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có khả năng phản ứng với các kích thích bên ngoài từ lúc vài tháng tuổi. Khi ngã mà có người lớn đỡ dậy, điều đó sẽ khiến trẻ nhanh chóng được xoa dịu và cảm thấy an toàn.

xu-ly-khi-tre-an-va

2 - Xử lý thế nào khi trẻ định "ăn vạ"?

Khi con có thái độ không tốt, cần có một hình phạt nhỏ để điều chỉnh

Hình phạt đó là "ngồi ghế hư". Bắt con ngồi đúng thời gian tuyên bố cho dù con giãy giụa. Thông thường số phút phải ngồi vào chiếc ghế sẽ bằng với số tuổi của bé. Khi hết thời gian, hãy quay lại, giải thích cho trẻ về hành vi sai của bé và nói rằng đó là nguyên nhân mà trẻ phải ngồi vào chiếc ghế phạt này. Đảm bảo sau đó con sẽ ngoan hơn.

Con ăn vạ khi cả nhà chuẩn bị ra ngoài

Khi cả nhà chuẩn bị đi đâu đó mà con ăn vạ thì cha mẹ chỉ cần giả vờ nhanh nhẹn dọn dẹp đồ đạc để đi chơi và ra khỏi nhà thật nhanh. Yên tâm đi, trẻ sẽ lao vút ra ngoài theo bố mẹ ngay (dĩ nhiên sẽ kèm theo vài cơn nức nở nữa, nhưng sẽ nhanh chóng hết khi trèo lên xe).

Khi con bướng bỉnh, không chịu nghe lời, cha mẹ có thể đưa ra các lựa chọn cho con

Con sẽ được chọn một trong các hướng. Khi tuyên bố về các hướng, cha mẹ nên nói cả hậu quả của việc theo hướng đó để con có thông tin lựa chọn.

Ví dụ: Một là con ăn ngoan và sau đó mẹ sẽ đọc truyện cho con nghe. Hai là con ăn chậm thì sẽ ngồi vào "Ghế hư" hoặc "Úp mặt vào tường". Trẻ sẽ chọn hướng nào ít thiệt hại hơn. Lúc này không cần giục giã, con sẽ làm mọi việc nhanh và gọn lắm.

Một cách xử lý bướng nữa là đếm. Tuyên bố với con là nếu đếm đến… mà chưa làm… thì sẽ bị... Các cha mẹ sẽ thấy con trở nên nhanh nhẹn ngay.

Các cô giáo còn có chiêu là thi oẳn tù tì. Nếu oẳn tù tì ba lần mà bố mẹ thắng thì con phải nghe lời, thua thì con tùy ý. Người lớn có đủ chiêu trò để oẳn tù tì ba lần thắng hai. Lúc đó bố mẹ sẽ thấy "kẻ thua" cực kì quân tử, sẵn sàng chịu thua.

– Quan sát mức độ nghiêm trọng của cú ngã: Phản ứng đầu tiên của cha mẹ là nên quan sát vết thương. Thông thường, khi trẻ ngã về phía trước sẽ không có gì nghiêm trọng nhưng những cú ngã đập đầu về phía sau cần được xem xét kĩ lưỡng.

– Nếu trẻ ngã bình thường, hãy khuyến khích trẻ đứng dậy: Nếu cú ngã không để lại vết thương chảy máu, ngã trên mặt đất phẳng thì thường không để lại vấn đề gì lớn. Cha mẹ không cần quá lo lắng. Hãy giữ tâm lý thoải mái, không quá hốt hoảng nhưng tập trung về phía trẻ và động viên trẻ tự đứng dậy. Sau đó, bố mẹ có thể hỏi xem con có khó chịu hay đau ở đâu không…

– Xử lý kịp thời các tình huống nghiêm trọng: Nếu trẻ khóc ngằn ngặt, không tự đứng dậy được, hãy đưa trẻ đến nơi an toàn và quan sát khắp người bé xem vết thương ra sao để có cách xử trí tiếp theo.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Mộc