Trẻ được kể chuyện khi đi ngủ và không được kể chuyện khi đi ngủ: Sự khác biệt cả IQ lẫn ngôn ngữ

( PHUNUTODAY ) - Chỉ với một hành động nhỏ của cha mẹ đó là kể chuyện trước khi đi ngủ đã có thể giúp con có thể phát triển IQ lẫn khả năng ngôn ngữ vượt trội hơn hẳn những đứa trẻ khác.

Rất nhiều các cha mẹ phụ huynh có suy nghĩ rằng việc kể chuyện cho con nghe trước khi ngủ hay không cũng sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến bọn trẻ. Nhưng trên thực tế, một đứa trẻ được nghe nhiều chuyện sẽ có rất nhiều lợi thế trong việc hình thành và phát triển khả năng ngôn ngữ cũng như tư duy sau này. 

1. Phát triển trí não

Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng những đứa trẻ được nghe kể chuyện từ nhỏ thì tế bào não sẽ có thể phát triển linh hoạt hơn và trí não cũng phát triển tốt hơn. Nguyên nhân là do, trong quá trình nghe lời kể chuyện từ người lớn, bé có thể tự động tưởng tượng ra câu chuyện đó trước mắt, từ đó tư duy trẻ cũng trở nên phong phú, đa dạng hơn.

Bên cạnh đó, việc nghe truyện cũng sẽ giúp trẻ kích thích khả năng ghi nhớ. Chẳng hạn, nếu vào buổi tối hôm trước bạn kể cho trẻ nghe một câu chuyện mới và sáng hôm sau yêu cầu con kể lại theo cách hiểu của mình thì sẽ giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung và cải thiện trí nhớ khá tốt.

1.-GA-_-DHA

2. Giàu vốn từ, khả năng tổ chức ngôn ngữ linh hoạt

Trong quá trình nghe cha mẹ kể chuyện, trẻ sẽ có thể học hỏi thêm rất nhiều vốn từ vựng, đồng thời rèn luyện thêm khả năng tổ chức ngôn ngữ một cách logic. Nhờ như vậy mà trẻ có thể mở mang thêm được nhiều từ mới, biết cách sắp xếp câu từ hợp lý, từ đó giúp cho quá trình giao tiếp diễn ra cũng thuận lợi và dễ dàng truyền tải được ý mình muốn nói.

Ngược lại, đối với những đứa trẻ ít khi hoặc thậm chí là chưa bao giờ được nghe kể chuyện trước khi đi ngủ thì vốn từ vựng sẽ có phần hạn chế hơn và khả năng diễn đạt cũng vì thế mà kém hơn nhiều những bạn được bố mẹ kể chuyện thường xuyên.

tre-may-thang-biet-noi-2-543e

3. Trẻ học được tính kiên nhẫn

Trẻ có thể tự rèn luyện cho bản thân tính cách kiên nhẫn trong quá trình nghe cha mẹ kể chuyện bởi trẻ phải tập trung lắng nghe và chờ đợi những diễn biến của câu chuyện đang được nghe. Bằng cách lắng nghe như vậy, tính cách kiên nhẫn và suy nghĩ tích cực cũng được phát triển hơn. Về sau tương lai con có thể sẽ trở thành một người biết lắng nghe và được mọi người quý trọng.

day-tre-tinh-kien-nhan-8db9

4. Trẻ tập trung hơn

Trẻ em có tính cách ham chơi nên thường sẽ rất dễ bị mất tập trung. Tuy nhiên, nếu cha mẹ thường xuyên đọc sách trước khi đi ngủ cho con sẽ có thể giải quyết vấn đề này hiệu quả. Bởi vì, trong quá trình nghe kể chuyện, trẻ phải lắng nghe và tập trung vào câu chuyện để có thể hiểu được những nội dung đó. Trong khi đó, thông thường những đứa trẻ học giỏi thường có thói quen tập trung trong việc học tập nên có thể nói rèn luyện sự tập trung là một trong những điểm sáng của trẻ trong tương lai.

xep-hinh-4608-1575336996

Những cách giúp trẻ cảm thấy thích thú với câu chuyện:

- Kể chuyện ngắn gọn: Nghe thì phải hiểu thì mới có thể tiếp thu. Trong mỗi câu chuyện sẽ có vài chỗ diễn biến phức tạp, lúc này cha mẹ nên diễn đạt lại một cách ngắn gọn, tốt nhất là giải thích bằng ngôn ngữ mà trẻ có thể hiểu thì mới đưa chúng hòa vào câu chuyện, kích thích trẻ tò mò điều gì xảy ra tiếp theo và ghi nhớ nội dung mình nghe được.

- Thổi hồn vào câu chuyện: Nhiều cha mẹ khi kể chuyện cho con nghe chỉ đơn thuần là đọc hết những nội dung được viết trên giấy. Tuy nhiên, cách diễn đạt này không thể kích thích sự phát triển trí não cũng như khơi dậy hứng thú đọc sách của trẻ. Vậy nên cha mẹ hãy cố gắng dùng giọng đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện, lúc nhẹ nhàng, tình cảm, lúc vui vẻ, phấn khởi theo từng tình tiết. Hoặc nếu có thể thì cũng có thể hóa thân vào một nhân vật trong truyện để con hào hứng hơn.

Theo:  xevathethao.vn copy link