Rau bina
Rau bina hay còn gọi là rau cải bó xôi có chứa nhiều chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe của bạn. Đồng thời, nếu bạn thường xuyên ăn rau bina còn giúp ngăn ngừa sự lão hóa, giúp bạn kéo dài tuổi thọ vô cùng tốt. Bên cạnh đó, loại rau này còn chứa nhiều sắt, canxi rất tốt cho xương khớp cũng như tăng cường máu não phòng ngừa bệnh hoa mắt chóng mặt vô cùng tốt.
Thêm vào đó, rau bina còn chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bạn có thể chế biến rau bina thành nhiều món ăn khác nhau tùy theo sở thích của gia đình mình.
Rau dền
Ăn rau dền có thể giúp giảm viêm, tốt cho xương, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đái tháo đường. Nếu ăn rau dền thường xuyên còn giúp ổn định đường huyết, cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2.
Rau dền còn có khả năng làm giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra, tocotrienol – một loại vitamin E có trong loại rau này cũng giúp loại bỏ cholesterol xấu và ngăn ngừa bệnh mạch vành.
Rau dền chứa hàm lượng chất xơ cao (gấp 3 lần so với lúa mì). Do đó, nó có thể giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Đây còn là loại rau rất tốt cho trẻ em và người lớn tuổi. Nước nấu từ lá cây dền tươi còn hỗ trợ điều trị tiêu chảy, xuất huyết và mất nước.
Ngoài ra, các tính năng tẩy sạch của nước ép củ dền rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh liên quan đến túi mật và thận.
Giá đỗ
Ăn giá đỗ thường xuyên sẽ giúp bổ sung cho cơ thể của chúng ta các dưỡng chất thiết yếu như chất đạm, vitamin, khoáng chất, carbohydrate, từ đó hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
Một số tác dụng tiêu biểu của giá đỗ: Cải thiện quá trình trao đổi chất, hỗ trợ giải độc, thanh lọc cơ thể; Tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe hơn; Duy trì nồng độ cholesterol ở mức ổn định, từ đó bảo vệ tim mạch; Thúc đẩy tiêu hóa Hỗ trợ giảm cân; Giảm căng thẳng, lo âu; Tăng cường hệ miễn dịch; Làm đẹp da; Tốt cho mắt, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng; Cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới…
Lá hẹ
Cây lá hẹ chứa rất nhiều vitamin nhóm B và khoáng chất, đồng, pyridoxin, sắt, niacin, mandan, thiamin, canxi, riboflavin… Ngoài ra nó còn chứa nhiều vitamin K rất tốt cho người bị loãng xương,…
Trong những tài liệu cổ, lá hẹ không chỉ là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hàng đầu, sử dụng đơn giản và lành tính mà hẹ còn được tính như một thảo dược chữa bệnh bởi cây hẹ có tác dụng chống viêm rất tốt.
Đồng thời, lá hẹ cũng có công dụng làm tan huyết ứ, thúc đẩy tuần hoàn máu và giải độc. Mọi người có chế biến lá hẹ bằng cách nấu canh với tôm hay thịt hoặc xào trứng…
Theo kinh nghiệm từ xưa, không nên sử dụng chung lá hẹ với thịt bò, thịt trâu. Ăn hẹ nhiều rất tốt cho sức khỏe vì giúp giảm nguy cơ co cứng động mạch, ngăn ngừa ung thư, kích thích tiêu hóa, phòng chống lão hóa,… Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm khi kết hợp với hẹ thì không tốt cho sức khỏe.
Rau lang
Chắc hẳn nhiều người cũng biết củ khoai lang được coi là “nhân sâm giá rẻ” với vô số lợi ích sức khỏe thì rau khoai lang cũng rất bổ dưỡng nhưng ít người biết.
Phần ngọn, lá rau lang nhiều vitamin B6 gấp 3 lần, vitamin C gấp 5 lần và vitamin B gấp 10 lần củ khoai lang.
Bên cạnh đó, rau lang chứa chất chống oxy hóa dồi dào, giàu vitamin C, A, K, vitamin B1, B2, B3, axit folic, chất xơ, chất dinh dưỡng hơn hẳn nhiều loại rau khác.
Nhờ đó mà rau lang mang đến các công dụng như giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan và ung thư dạ dày, giúp giảm lo âu, stress, trầm cảm, hỗ trợ giảm cân, chống ung thư, kháng viêm, giảm và chữa táo bón, tăng cường khả năng miễn dịch và phòng ngừa các bệnh lây truyền.