Vì sao quần áo tù nhân thường mang họa tiết sọc trắng đen? Hóa ra rất nhiều người không biết lý do

11:25, Thứ tư 27/09/2023

( PHUNUTODAY ) - Rất nhiều người thắc mắc không hiểu vì sao quần áo tù nhân thường mang họa tiết kẻ sọc trắng đen, ngoài mục đích dễ phân biệt ra liệu còn vì một lý do nào khác?

Hiện nay, chúng ta có thể thấy khắp nơi từ công sở đến trường học đều mặc trên mình bộ đồng phục mang đặc trưng của riêng mình. Nhà tù cũng vậy, đồng phục nhà tù đóng vai trò như một biểu tượng của sự trừng phạt và răn đe, ngoài ra còn giúp mọi người dễ nhận biết các tù nhân và ngăn chặn nỗ lực trốn thoát của họ. Rất nhiều người thắc mắc không hiểu vì sao quần áo tù nhân thường mang họa tiết kẻ sọc trắng đen, ngoài mục đích dễ phân biệt ra liệu còn vì một lý do nào khác?

Lý do quần áo tù nhân lại kẻ sọc trắng đen

quan-ao-tu-nhna-soc-den-trang-2

Thế kỷ 17 - 18, nhiều quốc gia ở châu u buộc các phạm nhân phải đi chân trần trong suốt thời gian bị cầm tù để phân biệt với người dân bình thường. Thế kỷ 19, bộ trang phục đầu tiên dành riêng cho tù nhân với thiết kế sọc đen trắng xuất hiện và mẫu họa tiết này sau đó trở nên phổ biến trong các nhà tù trên thế giới.

Vì sao quần áo tù nhân lại kẻ sọc trắng đen? Ngoài lý do chi phí thấp, thiết kế này được chọn vì nó hấp dẫn về mặt thị giác khi nhìn từ xa, khó bắt chước. Sự tương phản về màu sắc, dải màu dễ nhìn thấy ngay cả vào ban đêm khiến tù nhân rất khó trốn thoát, khó hòa lẫn trong đám đông những người bình thường. Do đó, khi có tù trốn trại, lực lượng truy nã dễ dàng lần theo dấu vết của họ.

Hơn nữa, bộ quần áo kẻ sọc trắng đen còn đóng vai trò như một hình phạt tâm lý đối với phạm nhân. Trên thực tế, những đường sọc này chính là sự mô phỏng hình ảnh song sắt nhà tù, người mặc nó sẽ có cảm giác bị cầm tù. Họ không chỉ phải chịu sự quản thúc thể xác khi bị bó hẹp về không gian mà còn bị cầm tù trên chính cơ thể mình. Đây là hình thức trừng phạt thiên về tâm lý, với mục đích nhắc nhở các tù nhân nên thấy xấu hổ với hành vi của mình trong quá khứ. Đồng thời, đồng phục nhà tù cũng thúc đẩy kỷ luật và trật tự trong môi trường nhà tù. Chúng tạo ra cảm giác đồng nhất và bình đẳng giữa các tù nhân, giảm nguy cơ tranh chấp liên quan đến các băng đảng.

quan-ao-tu-nhna-soc-den-trang-3

Mặc dù sọc trắng đen là mẫu đồng phục tội phạm phổ biến hàng đầu thế giới, hiện có không ít quốc gia đã thay thế nó bằng một thiết kế khác. Từ giữa thế kỷ 20, nhiều nhà tù ở Mỹ đã bỏ mẫu này vì không muốn tra tấn tinh thần tội phạm. Họa tiết kẻ sọc trắng đen khiến tù nhân luôn cảm thấy xấu hổ, tự ti, phần nào khiến họ khó hòa nhập với cộng đồng khi ra tù.

Một số quốc gia vẫn duy trì thiết kế áo kẻ sọc cho tù nhân, kết hợp màu trắng với một màu sắc có độ tương phản cao khác như đỏ, cam, xanh da trời. Những màu này giúp lực lượng quản tù dễ nhận ra phạm nhân và phát tín hiệu báo động nếu phát giác người đó đang chạy trốn, kể cả ở khoảng cách xa. Một vài quốc gia sử dụng trang phục màu trầm cho phạm nhân thay vì màu cam, vàng, đỏ… để tránh trùng màu với đồng phục của một số ngành nghề trong xã hội, điển hình là công nhân.

Những nhà tù đáng sợ nhất trên thế giới

+ Nhà tù ADX Florence, Colorado, Mĩ

Được gọi là “phiên bản sạch của Địa ngục”, ADX giam giữ những tội phạm nguy hiểm nhất của Mĩ. Có những tù nhân được đưa tới đây cần phải giam giữ chặt chẽ. ‘Những tù nhân bị giam trong buồng 23 giờ mỗi ngày. Họ không được tương tác với các tù nhân khác và hạn chế tương tác với quản ngục. Tù nhân không được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và không được phép ra ngoài hơn 1 giờ mỗi ngày. Người ta tin rằng chính việc hạn chế ánh sáng là để làm suy sụp tinh thần của tù nhân. Hiện nhà tù được cho là đang giam giữ nhiều thành viên của al-Qaeda, những kẻ đánh bom khủng bố, các trùm băng đảng ma túy và trùm của các nhóm tội phạm có tổ chức.

+ Nhà tù đảo Petak, White Lake, Nga

quan-ao-tu-nhna-soc-den-trang-1

Được mệnh danh là “Alcatraz của Nga”, nhà tù này nằm trên một hòn đảo ở phía Bắc nước Nga và là nơi giam giữ những tên tội phạm nguy hiểm nhất, bạo lực nhất nước Nga. Ở đây không có chuyện tù nhân đánh nhau, không có hiếp đáp hay nghiện rượu phổ biến như những nhà tù khác ở Nga, nhưng chế độ cứng nhắc và tàn bạo của nó đã nghiền nát cả những tù nhân hung bạo nhất.

Mỗi tù nhân được giam giữ trong một buồng giam nhỏ 2 người trong vòng 22,5 giờ mỗi ngày. Họ chỉ được phép viếng thăm 2 lần/năm và rất ít khi được tiếp xúc với bên ngoài. Không ngạc nhiên khi 2 tù nhân hiện nay đang bị mất trí nhớ lâm sàng. Một nửa tù nhân bị lao, thậm chí các nhà tâm lí nhà tù còn nói rằng: “Đây là nơi phá hủy con người. Trong 9 tháng đầu tiên họ sẽ thích nghi. Sau 3 hoặc 4 năm, tính cách họ bắt đầu xấu đi”.

+ Nhà tù Tadmor, Syria

Được đặt tại Syria, số người chết tại nhà tù này khó có thể thống kê hết được và những câu chuyện về nhà tù luôn làm lạnh sống lưng của những người dân Syria. Bạo lực là “đặc sản” ở đây, các tù nhân da màu bị đánh đập, tội phạm chính trị thì bị bỏ đói đến chết. Năm 1980, sau khi thất bại trong việc quản lí tù nhân, chính phủ đã điều trực thăng và súng máy để tiêu diệt 500 tù nhân trong nhà tù... Cho đến nay, dù có chút cải cách tuy nhiên "địa ngục trần gian" này vẫn duy trì chế độ quản giáo rất nghiêm và hà khắc.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm