3 loại rau không nên nhúng lẩu, ăn nhiều hại thân

10:16, Thứ năm 19/10/2023

( PHUNUTODAY ) - Lẩu là món ăn được nhiều người yêu thích. Khi ăn lẩu, cần phải chú ý đến việc chọn nguyên liệu và cách ăn để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lẩu là món ăn quen thuộc với mọi người. Nó khá giống món canh hỗn hợp được đun sôi. Các nguyên liệu sống được nhúng vào nước lẩu sôi để làm chín.

Khi ăn lẩu, bạn cần chú ý đến một số loại thực phẩm không nên kết hợp chung để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Lẩu gà kỵ rau kinh giới

rau-nhung-lau-01

Theo Đông y, gà và rau kinh giới là hai thứ không nên ăn chung với nhau. Thịt gà thuộc phong mộc về tạng can còn kinh giới có vị cay, tính ấm, tác dụng phá kết khí. Hai loại thực phẩm này kết hợp với nhau có thể gây ra tình trạng chóng mặt, ù tai, run rẩy toàn thân.

Lẩu gà sẽ thích hợp với những loại rau như ngải cứu, rau muống, cải xanh, bắp chuối.

Lẩu riêu cua bắp bò kỵ rau mồng tơi

rau-nhung-lau-02

Rau mồng tơi không nên ăn cùng lẩu riêu cua bắp bò vì như vậy sẽ làm mất đi tính nhuận tràng, ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Lẩu hải sản không nên ăn với khoai tây, khoai lang, cà chua

rau-nhung-lau-03

Cà chua, khoai lang, khoai tây là món được nhiều người sử dụng để ăn lẩu. Cà chua vừa giúp tạo màu sắc đẹp cho nước dùng vừa tăng hương vị. Khoai lang, khoai tây nhúng lẩu cũng tạo ra hương vị riêng.

Tuy nhiên, ba nguyên liệu này không thích hợp với lẩu hải sản. Sử dụng chúng chung với các loại hải sản dễ gây ra tình trạng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

Lưu ý khi ăn lẩu

- Không ăn quá nóng

Lẩu là món ăn nóng nhưng khi ăn chúng ta không nên vội vàng. Ăn đồ quá nóng sẽ làm bỏng khoang miệng cũng như niêm mạc đường tiêu hóa. Khoang miệng, thực quản và niêm mạc dạ dày đều rất mỏng manh, thường chỉ chịu được nhiệt độ khoảng 50-60 độ C. Ăn đồ quá nóng sẽ làm tổn thương những vị trí này.

Do đó, khi gắp thức ăn từ nồi lẩu ra ngoài, bạn cần phải chờ cho đồ nguội bớt rồi mới ăn.

- Không ăn quá 2 tiếng

Đa số mọi người đều chọn món lẩu để ngồi ăn lai rai, vừa ăn vừa trò chuyện. Tuy nhiên, việc ngồi ăn quá lâu sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa. Ăn trong thời gian dài sẽ làm dịch dạ dày, dịch mất, dịch tụy tiết ra liên tục làm nội tạng không được nghỉ ngơi. Khi đó, chức năng dạ dày cũng bị xáo trộn, gây ra tình trạng mệt mỏi, khó chịu, dễ bị đau bụng, tiêu chảy.

Một bữa ăn thông thường chỉ kéo dài khoảng 30 phút. Đối với các bữa lẩu, bạn cũng chỉ nên ăn trong khoảng 1-2 tiếng, không nên lâu hơn.

- Không dùng chung đũa gắp đồ chín và đồ sống

Khi ăn lẩu, bạn nên chuẩn bị đũa để gắp đồ sống và đồ chín riêng. Không dùng chung một đũa để gắp tất cả các thực phẩm. Việc dùng chung đũa sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trong đồ sống xâm nhập vào cơ thể, gây ra các vấn đề tiêu hóa.

- Thay nước lẩu khi ngồi ăn lâu

Nước lẩu sôi liên tục sẽ làm phần hơi nước bốc hơi đi nhiều, hàm lượng vitamin, khoáng chất có lợi cũng giảm đi. Sau một thời gian, nước lâu chỉ còn các chất béo bão hòa, muỗi và các thành phần khác không tốt cho sức khỏe. Những thứ này sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, xơ vữa động mạch, bệnh gút... Do đó, khi thấy nước lẩu vơi đi, bạn nên bổ sung hoặc thay nước lẩu.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền