Đau tim
Chuyên gia Steinbaum cho biết, ở phụ nữ, các cơn đau tim đôi khi có thể rất "thầm lặng". Những dấu hiệu như khó thở, đau quai hàm, đau lưng, mệt mỏi thường dễ dàng bị bỏ qua.
Các cơn đau tim có thể gây tử vong, hơn nữa điều này xảy ra nhiều lần sẽ làm hủy hoại sức khỏe tim mạch.
Phụ nữ có khả năng mắc bệnh tim giai đoạn cuối hoặc suy tim vì những lần đau tim nhỏ, xảy ra thầm lặng theo thời gian. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo mọi người cần đi kiểm tra càng sớm càng tốt nếu nhận thấy các triệu chứng đau tim, bao gồm tức ngực hoặc khó chịu ở ngực, đau cánh tay, lưng, cổ, quai hàm, dạ dày, khó thở, buồn nôn, cảm giác lâng lăng hoặc đổ mồ hôi lạnh.
Hen suyễn
Theo các chuyên gia, bệnh hen phế quản là tình trạng đường hô hấp bị viêm nặng, dẫn đến tắt đường thở, tăng đờm, phù nề, co thắt.
Từ đó khiến bệnh nhân cảm thấy ngột ngạt, khó thở phải thở gấp, rít lên từng hơi dài, thở khò khè… Hen phế quản thường xảy ra vào sáng sớm hoặc đêm khuya, vì lúc này thời tiết có nhiều thay đổi.
Tại Việt Nam, tỉ lệ người bị hen phế quản chiếm tới 5% dân số ước tính hơn 4 triệu người. Trong đó, tỉ lệ trẻ em bị bệnh là cao nhất và tập trung chủ yếu ở lứa tuổi 12 – 13 tuổi.
Thậm chí, Nghiên cứu bệnh hen phế quản và dị ứng ở trẻ em trên toàn cầu) gọi TP. HCM là “thủ đô” của bệnh hen phế quản tại châu Á.
Bệnh hen suyễn rất khó để trị dứt điểm, thường khiến người bệnh tái phát theo mùa. Đáng sợ nhất hen suyễn có thể gây viêm phổi, dẫn đến những căn bệnh ác tính khác.
Bệnh thấp khớp
Viêm khớp dạng thấp có rất nhiều biến chứng đáng sợ như gât mù lòa, tăng nguy cơ sẹo phổi, bao gồm tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ và tăng huyết áp trong phổi hoặc viêm lớp niêm mạc phổi.
Thêm vào đó, những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn 50%, nguy cơ lên cơn đau tim cao gấp 2 – 3 lần và nguy cơ bị đột quỵ cao hơn gần 2 lần so với người bình thường.
Đặc biệt, phụ nữ ngoài 30 tuổi sẽ bắt đầu có dấu hiệu lão hóa, lượng xương bị giảm đi đáng kể do quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn quá trình tạo xương. Đến thời kỳ mãn kinh, quá trình này xảy ra nhanh chóng dẫn đến nhiều bệnh lý về xương khớp.
Huyết áp cao
Huyết áp cao là tình trạng áp lực máu ở thành động mạch tăng cao. Theo thời gian, Suzanne Steinbaum, bác sĩ chuyên khoa tim mạch kiêm tiến sĩ tại Đại học tim mạch Hoa Kỳ (ACC) và Tổ chức tim mạch Hoa Kỳ (AHA) cho biết, chứng bệnh này gây tổn thương niêm mạc động mạch, có thể dẫn đến các cơn đau tim và đột quỵ.
Điều đáng sợ nhất là bạn không biết mình bị huyết áp cao nếu chưa đi kiểm tra. Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên kiểm tra huyết áp ít nhất hai năm một lần, bắt đầu từ tuổi 20. Nếu bị huyết áp cao, bác sĩ có thể đề nghị bạn khám định kỳ thường xuyên hơn.
Một số nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc cao huyết áp chúng ta không thể tránh khỏi là lão hóa hay gia đình có tiền sử về bệnh này. Tuy nhiên, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), thực hiện những thói quen lành mạnh như tập luyện, ăn uống tốt, hạn chế uống rượu, không hút thuốc có thể giúp bạn kiểm soát huyết áp.