4 loại rau ăn sống hơn luộc chín, 7 loại rau nấu chín mới được ăn

08:58, Thứ ba 16/08/2022

( PHUNUTODAY ) - Rau là món ăn quen thuộc và được chế biến theo nhiều cách khác nhau, chúng ta có thể ăn sống hoặc nấu chín lên đều được.Tuy nhiên, có những loại rau ăn chín không tốt bằng ăn sống nhưng lại có những loại rau tuyệt đối phải nấu chín mới được ăn. Vậy những loại rau ấy là gì, cùng tìm hiểu nhé!

1. 4 loại rau ăn sống tốt hơn nấu chín

- Súp lơ xanh: Súp lơ xanh phổ biến với các món nấu chín, tuy nhiên loại rau này lại phù hợp hơn với việc ăn sống. Việc nấu chín sẽ làm giảm hàm lượng dinh dưỡng nhất định trong súp lơ xanh. Trong súp lơ xanh rất giàu vitamin C nhưng loại Vitamin này lại rất nhạy cảm với nhiệt và hàm lượng của nó có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào phương pháp nấu ăn.

Một nghiên cứu cho thấy, nấu chín sẽ làm giảm hàm lượng Vitamin C từ 33-38%. Ngoài ra, việc xào súp lơ xanh cũng sẽ làm thất thoát chất diệp lục - sắc tố tăng cường sức khỏe. Không chỉ vậy, súp lơ xanh cũng rất giàu hợp chất thực vật tự nhiên Sulforaphane. Đây là một hợp chất có ích rất nhiều cho sức khỏe, giúp bảo vệ chống lại bệnh tim, ung thư, tiểu đường và các vấn đề tiêu hóa. Điều thú vị là cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ sulforaphane từ súp lơ xanh sống hơn súp lơ xanh nấu chín.

rau

- Bắp cải: Trong bắp cải có chứa hàm lượng Vitamin A, chất xơ cao. Nếu bạn thường xuyên ăn bắp cải sống có thể giúp bảo vệ mắt, làm đẹp da. Bạn không nên nấu chín bắp cải ở nhiệt độ cao, vì như vậy sẽ làm bay hơi lượng lớn các chất có trong bắp cải cũng như ăn vào không còn đem lại lợi ích gì nhiều.

Ngoài ra, Myrosinase là một enzym ngăn ngừa ung thư trong bắp cải, dễ bị phá hủy khi gặp nhiệt độ cao, vì vậy khi nấu bắp cải nên giảm thời gian nấu càng nhiều càng tốt để giữ lại nhiều enzym hoặc có thể ăn sống là tốt nhất. Bạn có thể làm salad bắp cải trộn để ăn nhưng nhớ phải rửa kĩ trước khi dùng.

- Hành tây: Hành tây đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm trong đó là lợi ích chống ung thư nhờ vào nồng độ cao của quercetin flavonoid. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi ăn sống, hành tây sẽ phát huy tối đa đặc tính chống ung thư này. Việc ăn chín thông qua các cách chế biến khác nhau sẽ làm giảm lợi ích của các chất phytochemical trong hành tây mất đi đặc tính tuyệt vời này. Ngoài ra, hành tây sống có thể ức chế sự đông máu bất thường của tiểu cầu và ngăn ngừa bệnh tim, nhưng hiệu quả này sẽ bị mất sau khi nấu.

ong-ung-thu-chong-ba-cao-chong-tao-xuong-hanh-15750128758471196715055-1631542086-98-width600height400-16406230607311704606367-0-0-375-600-crop-16406230695242036712461

- Tỏi: Tỏi là một loại rau thuộc nhóm allium, có chất chống kết tập tiểu cầu, và điều này cũng có nghĩa là đặc tính chống lại bệnh tim mạch của nó sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiệt. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí hóa học nông nghiệp và thực phẩm cho thấy rằng đun nóng tỏi ở nhiệt độ 392 độ C trong sáu phút sẽ ngăn chặn hoàn toàn những đặc tính có lợi này. Ngoài ra, tỏi sống giàu sulfua có khản năng chống ung nhưng sau khi nấu ăn, những sulfide sẽ bị phá hủy.

2. 7 loại rau phải nấu chín mới được ăn

- Măng tây: Muốn hấp thụ được chất dinh dưỡng của măng tây, bạn phải phá hủy thành tế bào rất dày của nó, sau khi nấu chín thì cơ thể sẽ dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng như vitamin A, C, E và axit folic từ măng tây.

mang-tay-xao-toi-4x3

- Ớt đỏ: Mặc dù ớt đỏ ăn sống có thể nhận được nhiều vitamin C hơn, nhưng nếu bạn muốn nhận được nhiều chất chống oxy hóa hơn như carotene và axit ferulic, hãy xào hoặc nướng.

- Các loại đậu: Các loại rau có vỏ như đậu Hà Lan có chứa lectin. Khi ăn sống, đây sẽ là một loại độc tố có hại cho cơ thể, nhưng nó có thể được đào thải sau khi ngâm và nấu chín.

- Nấm: Hàm lượng kali có trong nấm sẽ tăng lên dù bạn nấu bất kể bằng cách nào.

- Cải bó xôi: Sau khi nấu chín thì hàm lượng axit folic trong cải bó xôi cao hơn cùng với sắt, magiê và canxi và các khoáng chất khác sau khi nấu chín sẽ dễ hấp thu hơn.

caiboxoi-1627638315-3154-1627638347

- Cà chua: Mặc dù hàm lượng lycopene trong cà chua sẽ tăng hơn 60% sau khi được nấu chín, nhưng hàm lượng vitamin C sẽ giảm khoảng 29%.

- Cà rốt: Cà rốt luộc có nhiều β-carotene hơn cà rốt sống.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Minh Hằng