Bệnh dị ứng
Thời điểm giao mùa, không khí trở nên khô hanh là lúc nhiều người bị dị ứng. Các dị nguyên trong môi trường như phấn hoa, bụi bông, lông súc vật, khói... là những nguyên nhân gây ra các chứng dị ứng như viêm da dị ứng, nổi mề đay, hen phế quản.
Để phòng bệnh, chúng ta cần hạn chế tiếp xúc với những chất gây dị ứng nói trên; giữ vệ sinh môi trường sống; vệ sinh cơ thể sạch sẽ...
Sốt
Thay đổi thời tiết cũng khiến chúng ta dễ bị sốt hơn. Đối tượng dễ mắc bệnh này nhất là trẻ em, người già do sức đề kháng kém. Nguyên nhân gây sốt trong thời điểm giao mùa thường là do virus.
Triệu chứng dễ nhận biết khi mắc sốt, hắt hơi liên tục, chảy nước mắt nước mũi, đỏ mắt, đau cơ, khớp... Trường hợp nhẹ có thể sốt từ 3-5 ngày rồi tự khỏi. Nặng hơn có thể sốt li bì 5-7 ngày. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng viêm long đường hô hấp cấp trên, viêm phổi...
Cảm lạnh
Cảm lạnh cũng là một bệnh hay gặp vào mùa thu do sự thay đổi thời tiết, khi đi ra ngoài bị mưa ướt, nằm ngủ bật quạt thốc thẳng vào người, để tóc ướt đi ngủ...
Người bị cảm lạnh sẽ cảm thấy đau đàu, nóng sốt, ớn lạnh, đau họng, ho, đau toàn thân...
Cúm
Mùa thu là thời điểm dễ bị mắc cúm. Bệnh cúm là do virus gây ra. Tuy là bệnh đơn giản nhưng nếu không điều trị dứt điểm có thể diễn tiến nặng, chuyển thành viêm phổi, viêm phế quản.
Viêm tai cấp
Đây là căn bệnh viêm nhiễm hoặc do virus ở tai giữa gây ra. Bệnh xuất hiện vào mùa thu nhiều hơn các mùa khác trong năm. Bệnh có thể là hậu quả việc bị dị ứng, cảm, cúm. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị bệnh này.
Triệu chứng bệnh thường gặp là đau tai, giảm thính lực, nôn mửa, đau đầu...