Cà chua và khoai lang, khoai tây không nấu cùng lẩu hải sản
Không nên dùng cà chua và khoai lang hoặc khoai tây trong món lẩu hải sản. Điều này bởi vì các loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin C, khi kết hợp với hải sản, asen pentavalent có trong hải sản có thể tương tác với vitamin C và tạo thành asen trioxide (thạch tín), một chất độc có thể gây ngộ độc thạch tín cấp tính và nguy hiểm đến tính mạng.
Lẩu bò không ăn kèm rau mùng tơi
Không nên ăn mùng tơi cùng với lẩu bò, vì kết hợp hai loại thực phẩm này có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, khiến người ăn dễ bị đầy bụng hoặc táo bón. Ngoài ra, khi ăn lẩu thịt dê cần tránh ăn kèm với giấm vì giấm chứa nhiều axit có thể phá hủy các chất dinh dưỡng có giá trị của thịt dê.
Lẩu gà không ăn cùng rau kinh giới
Theo kiến thức của Đông y, việc kết hợp thịt gà và rau kinh giới không nên được thực hiện. Khi sử dụng hai loại thực phẩm này cùng nhau sẽ gây ra các triệu chứng như chóng mặt, ù tai, run rẩy toàn thân hoặc ngứa ngáy vùng đầu não.
Lẩu riêu cua kị cần tây, khoai lang
Để đảm bảo sức khỏe, không nên kết hợp cua và cần tây trong lẩu riêu cua vì sự kết hợp này có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ protein của cơ thể. Ngoài ra, nếu lẩu có sử dụng khoai lang kết hợp với cua, nên cân nhắc vì nó có thể góp phần gây tạo sỏi thận.
Một số loại rau lành tính có thể sử dụng để ăn lẩu
Lẩu gà nên ăn kém với ngải cứu, rau đắng, rau cải xanh, rau muống, bắp chuối, nấm... Sự kết hợp này tạo thành một bài thuốc tốt cho sức khỏe.
Lẩu riêu nên ăn kèm với rau chuối, hoa chuối, rau muống và một số loại rau sống khác.
Lẩu vịt có thể ăn kèm rau muống và rau ngổ.
Ốc có tính hàn, do đó khi ăn lẩu cần kết hợp với những loại rau có khả năng trung hòa, tránh bị lạnh bụng như tía tô.
Lẩu bò nên dùng kèm các loại rau cần, rau cải (cải cúc, cải ngọt, cải thảo,…), hành tây, khoai môn, nấm…