Ngộ độc vì ăn giá đỗ nhiễm Salmonella
Huân Huân (5 tuổi, Trung Quốc) vốn có cơ thể ốm hiếu nên được gia đình chăm sóc rất chu đáo. Sau ngày hạ chí (21/6), thời tiết nóng bức, bà của Huân Huân dùng đậu nành (đỗ tương) để làm giá cho cho cả nhà ăn. Trong mấy ngày sau đó, hầu như ngày nào cả nhà cũng ăn giá đỗ. Huân Huân cũng ăn rất nhiều.
Trong vòng một tuần, Huân Huân bắt đầu bị sốt kèm theo buồn nôn, nôn mửa và nhiều triệu chứng khó chịu khác. Gia đình cho rằng con mình chỉ bị tiêu chảy thông thường nên chỉ mua thuốc tiêu hóa về cho bé uống.
Tuy nhiên, sau 3 ngày, các triệu chứng của Huân Huân không thuyên giảm, thậm chí còn bị co giật, hôn mê. Lúc này gia đình mới vội vã đưa con đến bệnh viện. Đáng tiếc, tình trạng của Huân Huân quá nghiêm trọng. Không lâu sau khi được đưa đến bệnh viện cấp cứu, cô bé đã ra đi mãi mãi.
Sau khi kiểm tra, người ta kết luận rằng thủ phạm gây ra tình trạng của Huân Huân chính là món giá làm từ đậu nành bị nhiễm vi khuẩn Salmonella.
Vi khuẩn Salmonella là gì?
Salmonella là một trong những vi khuẩn phổ biến gây ra ngộ độc thực phẩm. Nó có thể xuất hiện trong thịt gia úc, gia cầm, trứng, sữa và nhiều thực phẩm khác.
Vi khuẩn Salmonella không phân hủy protein nên thực phẩm gần như không có sự thay đổi sau khi bị nhiễm khuẩn. Đây cũng chính là lý do khiến chúng ta khó phát hiện thực phẩm đã bị nhiễm Salmonella.
Loại vi khuẩn này có khả năng sống tốt ở môi trường bên ngoài. Chúng có thể tồn tại gần 3 tuần trong đất và nước; 1-2 tháng trong phân; 2-3 tháng trong thịt đông lạnh.
Nhiệt độ sinh sản thích hợp nhất của Salmonella và 37 độ C. Vì vậy, từ tháng 5-10 hàng năm, tỷ lệ ngộ độc do nhiễm loại vi khuẩn này thường tăng cao.
Loại vi khuẩn này không chịu được nhiệt độ cao và chất khử trùng. Nó sẽ bị tiêu diệt nếu bị đun nóng ở nhiệt độ 65 độ C trong vòng 15-20 phút và chết ngay lập tức ở nhiệt độ 100 độ C.
Tuy nhiên, vào mùa hè nhiều người thích ăn món nguội hoặc ăn thức ăn thừa mà không đun nóng lại. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới việc nhiễm khuẩn Salmonella.
Ngoài ra, việc ăn đồ sống hoặc tái cũng là nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn Salmonella.
5 lưu ý để tránh nhiễm khuẩn Salmonella
Đây là 5 lưu ý về an toàn thực phẩm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo được bác sĩ y khoa Xu Wu thuộc Đại học California (San Francisco, Mỹ) đưa ra.
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Rửa tay trước và trong khi chế biến thực phẩm. Các dụng cụ nấu ăn cũng cần được làm sạch và khử trùng.
Tách riêng thực phẩm sống và chín
Các loại thịt sống cần được để riêng biệt với các thực phẩm đã nấu chín. Sử dụng dụng cụ riêng (dao, thớt...) đói với hai loại thực phẩm này.
Hạn chế ăn thực phẩm sống, tái
Không nên ăn thịt, trứng sống vì điều này làm tăng khả năng nhiễm ký sinh trùng và nhiễm khuẩn Salmonella. thực phẩm nấu chín nhưng chưa ăn hết cần được bảo quản lạnh và đun nóng ở nhiệt độ cao trước khi ăn.
Bảo quản thực phẩm
Không nên bảo quản thực phẩm đã nấu chín quá 2 giờ ở nhiệt độ phòng. Thực phẩm dễ hỏng nên được bỏ vào tủ lạnh kịp thời. Ngay cả khi đã được để trong tủ lạnh, bạn cũng không nên lưu trữ chúng quá lâu.
Nguyên liệu thực phẩm
Chọn những thực phẩm tươi ngon, rõ nguồn gốc, hợp vệ sinh. Không ăn những thực phẩm đã hết hạn sử dụng, có dấu hiệu mốc, hỏng.