Giúp trẻ không sốt khi mọc răng
Có một số trẻ thường bị sốt khi mọc răng. Theo kinh nghiệm dân gian thì khi trẻ được 3 tháng 10 ngày mẹ lấy lá hẹ giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt và thoa nước này lên lợi của trẻ. Với bé trai thì lấy 7 cái lá hẹ, bé gái thì lấy 9 cái lá hẹ. Có thể cho lá hẹ vào bát rồi bỏ vào nồi cơm hấp cũng được. Cách này giúp bé không bị sốt khi mọc răng.
Chữa đầy hơi cho trẻ
Trẻ khi bị chướng bụng, đầy hơi sẽ khó chịu và quấy khóc. Lúc này mẹ hãy massage nhẹ nhàng vùng bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ từ trong ra ngoài trong khoảng 5 – 10 phút. Làm như vậy thì trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, vừa giảm đau vừa chữa đầy hơi hiệu quả.
Chữa táo bón cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bú mẹ bình thường mà 5 ngày vẫn chưa đại tiện thì được cho là táo bón. Để chữa táo bón cho con mẹ dùng một chiếc tăm bông thấm mật ong đã pha loãng với ít nước và ngoáy nhẹ vào hậu môn trẻ từ 3 – 5 phút. Trẻ sẽ đi nặng ngay sau đó.
Mẹ lưu ý là chỉ cho hết phần bông gòn trên đầu tăm vào hậu môn trẻ chứ không ngoáy sâu vào bên trong.
Bên cạnh đó mẹ cũng nên massage bụng cho trẻ và bạn chế ăn những thực phẩm thiếu chất xơ.
Trị tật đái dầm
Mẹ dùng lá rau ngót tươi rửa sạch, giã nát cho thêm ít nước vào nấu sôi, lọc lấy nước cho trẻ uống ngày 2 lần, mỗi lần cách nhau 10 phút. Ngoài ra, trong khoảng 1 tiếng trước khi đi ngủ mẹ không nên cho trẻ uống nước. Trước khi đi ngủ mẹ cũng nên nhắc trẻ đi vệ sinh.
Mắt hay đổ ghèn
Nếu mắt trẻ sơ sinh hay đổ ghèn thì mẹ nên rửa mắt hàng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Đồng thời mẹ nên kết hợp massage để thông tuyến lệ cho trẻ bằng cách massage từ góc trong của mí mắt rồi di chuyển xuống phía mũi. Thực hiện massage mỗi ngày 5 – 10 lần, mỗi lần 5 – 10 phút.
Đắp chanh tươi hạ sốt
Nếu trẻ sốt khoảng 37,5 – 38 độ chưa đến mức phải dùng thuốc hạ sốt thì mẹ có thể dùng chanh tươi hạ sốt cho trẻ. Sau khi lau trán, nách, bẹn cho trẻ bằng khăn ấm, mẹ cắt chanh thành những lát mỏng đắp lên trán, chà tay chân, sống lưng cho trẻ để nhanh hạ sốt.
Tuy nhiên, mẹ không được đắp chanh lên vùng da bị xước sẽ khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu.
Trị hăm tã
Sau khi rửa sạch vùng da bị hăm tã mẹ dùng khăn mềm, sạch lau khô. Đặt dưới mông trẻ một tấm giấy thấm. Mẹ rửa tay thật sạch, đổ ít dầu dừa vào lòng bàn tay rồi xoa nhẹ lên vết hăm của trẻ khoảng 10 – 15 phút. Hôm sau trẻ sẽ đỡ ngay.