7 nguyên nhân khiến trẻ lười học cha mẹ ít nghĩ đến

20:33, Thứ ba 02/08/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Trẻ em lười học là nỗi khổ tâm của không ít bậc cha mẹ. Thay vì buồn phiền, bực dọc, điều trước tiên cha mẹ cần làm là tìm ra nguyên nhân.

Trẻ lười học không phải do bản chất

Các bậc cha mẹ thường cho rằng trẻ không chịu học là vì chúng lười biếng, nhưng thực chất không phải như vậy. Trẻ em lười biếng tức là trẻ em không làm gì cả, mà chỉ ngồi yên một chỗ, bạc nhược, âu sầu, không thích chơi đùa. Tình trạng này xảy ra khi trẻ bị ốm đau hoặc có vấn đề về sức khỏe.

Như vậy, nếu con bạn ham hoạt động bình thường như những đứa trẻ khác nhưng lại lười học thì không phải là vì chúng lười biếng, mà là do trong việc học có điều làm cho trẻ không thích, chán ngán, lo sợ. Trẻ em không chịu học có thể vì chúng cảm thấy việc học là nặng nhọc, không gây hứng thú hoặc chúng không thấy rõ sự cần thiết, ích lợi. Ngược lại, trẻ nhỏ ham chơi vì trong trò chơi có những điều hấp dẫn, đáp ứng lại nhu cầu hoạt động, hiểu biết của chúng, gợi được niềm vui cho trẻ.

Nếu trẻ ham hoạt động bình thường nhưng lại lười học thì không phải là vì bản chất lười biếng (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)

Trẻ em lên ba, lên bốn tuổi thấy anh chị đi học cũng đòi cắp sách tới trường. Đó là một biểu hiện tốt. Nhưng khi đã tới trường một lần rồi thì nó không muốn đi học nữa. Chúng ta thấy nhiều trẻ em đi học với vẻ mặt buồn sầu, nước mắt giàn giụa, vừa đi vừa quay mặt về nhà như để cầu cứu; nhiều trẻ em khác mỗi lần đi học là một lần phải ăn đòn. Học với tâm trạng đó thì làm sao trẻ có thể thấy hứng thú được.

Lí do trẻ lười học

Trẻ có vấn đề về sức khỏe

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân khiến trẻ lười học có thể là vì sức khỏe của trẻ không tốt. Đó có thể là do tình trạng sức khoẻ của trẻ có vấn đề như các bệnh về mắt, tai hay trẻ không ngủ đủ thời gian, chế độ ăn uống chưa hợp lý.

Thiếu thời gian nghỉ ngơi, vui chơi

Thời gian nghỉ ngơi, vui chơi của trẻ quá hạn hẹp khiến thần kinh bị ức chế, mệt mỏi… Tất cả những điều đó sẽ dẫn đến tình trạng thiếu sức khoẻ và như vậy trẻ sẽ không theo được nhịp học trong lớp dẫn đến sự chán nản không muốn học.

Trẻ thiếu thời gian nghỉ ngơi, vui chơi sẽ dấn đến tình trạng mệt mỏi, không muốn học (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)

Trẻ vốn chậm chạp hoặc quá hiếu động

Trẻ lười học còn có thể do tâm lý nhu nhược bẩm sinh của trẻ. Tức là có thể trẻ sinh ra vốn chậm chạp, khiến trẻ sinh ỳ, tạo thành thói quen lười nhác. Song nếu trẻ quá hiếu động cũng là một nguyên nhân, vì tính hiếu động nhiều khi biến thành sự ham chơi, khiến trẻ không tập trung học hành.

Vấn đề trong gia đình

Sự lười học của trẻ rất có thể được tạo nên do chính cha mẹ chúng. Đó là khi trẻ cảm thấy thất vọng hay chán ghét cha mẹ, như hàng ngày chúng phải chứng kiến cảnh cha mẹ bất hòa hoặc cảm thấy cha mẹ không quan tâm, không thương yêu mình, không để ý đến chuyện học hành của con… Từ những lý do trên đã hình thành ở trẻ tâm lý mệt mỏi, chán nản, bất cần, thờ ơ…

Những vấn đề trong gia đình có thể khiến trẻ chán nản, xao lãng việc học tập (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)

Tâm lí ỷ lại

Nguyên nhân khiến trẻ chán học đôi khi rất đơn giản đó là tại bố mẹ chăm con quá kỹ làm con ỷ lại, thói quen vừa học vừa chơi hoặc vừa ăn vừa chơi cũng làm trẻ trở nên xao lãng, chểnh mảng trong bất kỳ mọi việc. 

Cha mẹ cần có sự chuẩn bị tốt để trẻ thoải mái, hứng thú bước vào môi trường học tâp (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)

Học trước chương trình

Cho con học trước chương trình, cha mẹ kỳ vọng con sẽ thông minh, biết trước mọi kiến thức để có thời gian làm bài nâng cao. Chính điều này là con dao hai lưỡi, đã không giúp trẻ học tốt hơn mà còn khiến trẻ bị lạc lõng với chương trình học bình thường, không coi trọng giờ học và trở nên lười nhác.

Vấn đề trong môi trường học tập

Cũng có thể nguyên nhân làm trẻ chán học là do cách giảng của thầy cô không hấp dẫn hoặc bạn bè trong lớp nảy sinh mâu thuẫn. 
Bước đầu trên con đường học vấn của trẻ là rất quan trọng. Phương pháp giáo dục không đúng đắn trong giai đoạn này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm thế học tập của trẻ.

Đặc biệt, trẻ em mới vào lớp 1, lớp 2, chưa hiểu rõ nhiệm vụ cũng như quyền lợi của việc học tập, phương pháp dạy dỗ và điều kiện học chứa nhiều yếu tố không phù hợp sẽ khiến trẻ sợ học và sinh lười học ngay từ lúc đầu. Vì vậy cha mẹ cần thật sự quan tâm một cách thật hợp lý để trẻ không sợ học và có hứng thú với việc học.

6 ứng xử khôn ngoan của cha mẹ khi con cái thất bại
6 ứng xử khôn ngoan của cha mẹ khi con cái thất bại
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Sau mỗi lần con gặp thất bại, điều bạn cần làm là giúp con có sức mạnh để sửa chữa những sai lầm và tự tin vững vàng vươn lên.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link