Biến độ kỵ thành tham vọng
Cha mẹ có thể chuyển sự ghen tỵ của trẻ sang một kênh tích cực để giảm bớt cảm giác tiêu cực của trẻ. Chẳng hạn, nếu trẻ buồn vì điểm kém thấp hơn bạn bè thì cha mẹ hãy khuyến khích và động viên con học tập chăm chỉ hơn. Như vậy, con sẽ đạt kết quả cao hơn ở bài kiểm tra sau.
Khi bị cuốn vào nỗ lực học tập, trẻ sẽ không còn nghĩ đến việc làm thế nào để vượt qua ai đó mà sẽ tập trung đi đúng hướng của mình.
Hãy lắng nghe
Hành vi ghen tỵ và đố kỵ thường bắt nguồn từ sâu bên trong. Trẻ có một vấn đề hoặc mối quan ngại cụ thể đằng sau hành vi đó. Vì vậy, cha mẹ cần nói chuyện với trẻ để biết lý do vì sao chúng thể hiện thái độ tiêu cực với một người cụ thể hoặc bất bình về tình huống nào đó.
Tiếp đến là lắng nghe trẻ. Trẻ có thể có lòng tự trọng và sự tự tin thấp, có thể không đủ chắc chắn về những mặt tích cực của mình nên bộc lộ sự ghen tỵ với người khác.
Đọc các tác phẩm kinh điển
Trong một số tác phẩm kinh điển ẩn chứa những thông điệp đạo đức. Dù cha mẹ không nhấn mạnh điều đó, trẻ cũng sẽ học được từ các tác phẩm này trong những giai đoạn phát triển quan trọng.
Cha mẹ nên biến việc đọc sách trước khi đi ngủ thành thói quen hàng ngày của trẻ. Tặng cho trẻ những cuốn sách về đạo đức nói tới các phẩm chất tốt sẽ giúp trẻ hiểu rằng việc ghen tỵ là không nên.
Giải thích bằng ví dụ
Cha mẹ nên lấy bản thân làm gương. Chẳng hạn khen ngợi người khác vì khiếu hài hước, hành vi tốt hoặc bất kỳ phẩm chất nào khác mà họ có. Điều quan trọng là cha mẹ hãy thoải mái khen ngợi như vậy trước mặt trẻ.
Dạy con tầm quan trọng của việc chia sẻ
Một vài đứa trẻ có xu hướng ác cảm với những đứa trẻ khác mà không có lý do. Cha mẹ nên dạy cho trẻ tầm quan trọng của việc chia sẻ và quan tâm. Như vậy sẽ giúp trẻ loại bỏ mọi bất an. Sớm muộn gì cha mẹ cũng sẽ thấy con mình thích thú khi ở bên một đứa trẻ mà chúng từng ghen tỵ.
Yêu con
Theo các chuyên gia thì trẻ cần tất cả tình yêu và tình cảm trong giai đoạn này của cuộc đời. Dù lý do gì thì sự hướng dẫn của cha mẹ cùng với tình yêu thương và sự quan tâm luôn có thể khắc phục mọi thứ và khiến trẻ đi đúng hướng nhanh hơn.
Cha mẹ không nên so sánh trẻ này với trẻ khác vì như vậy làm mất giá trị của trẻ. Sự so sánh chỉ khiến khơi dậy sự oán giận trong trẻ.
Nuôi dưỡng sức mạnh riêng của mỗi trẻ
Trẻ rất thích được nghe cha mẹ nói về điểm mạnh của mình. Điều này sẽ nuôi dưỡng lòng tự trọng của trẻ. Tốt nhất là cha mẹ bồi dưỡng cho mỗi đứa trẻ một thế mạnh riêng về sở thích và tính khí.
Chẳng hạn, trong gia đình có 2 anh em, cha mẹ có thể yêu cầu cả hai con nói những lời ngưỡng mộ về nhau. Cách này giúp trẻ biết điểm mạnh riêng của bản thân là gì.
Củng cố hành vi hợp tác
Đây là cách đơn giản để loại bỏ tính ghen tỵ ở trẻ. Khi đó, cha mẹ sẽ “nhào nặn” trẻ theo cách để con hỗn trợ lẫn nhau. Hãy cho trẻ những khoảnh khắc để chia sẻ, giúp đỡ, làm việc cùng nhau. Và cha mẹ sẽ đánh giá cao những nỗ lực của trẻ. Trẻ sẽ lặp lại hành vi này khi nhận ra rằng cha mẹ muốn con làm như vậy.