Ai bảo lười không tốt, phụ nữ từ 40 tuổi cứ có '6 lười' thì ngày càng trẻ đẹp rạng ngời, ít bệnh tật

16:05, Thứ bảy 13/11/2021

( PHUNUTODAY ) - Phụ nữ từ 40 tuổi trở ra, chỉ cần có đủ 6 cái lười này thì sẽ luôn khỏe mạnh, ít ốm đau bệnh tật.

Lười biếng vốn là một tật xấu, chúng ta thường cho rằng người lười sẽ chẳng làm nên chuyện gì. Thậm chí cả về sức khỏe, những người lười sẽ có tình trạng sức khỏe xấu, hay đau yếu.

Thế nhưng, thực tế lười đôi khi cũng có lợi, nhất là với phụ nữ từ 40 tuổi trở ra, có đủ 6 cái lười  này sẽ cực kỳ tốt.

Lười tức giận

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sức khỏe và cảm xúc của chúng ta có mối liên hệ mật thiết. Những người thường xuyên giận dữ thì hay mắc nhiều bệnh hơn hẳn. Sự tức giận khiến tim bị tổn thương vì cảm xúc bất ổn, rất không có lợi nhất là với người bị bệnh tim.

Mặt khác, khi tức giận, cơ thể sẽ tiết ra nhiều chất gây hại cho cơ thể. Những chất này ảnh hưởng tới gan, làm tổn thương gan ở mức độ nhất định. Lâu dần sẽ sinh ra bệnh gan.

Không chỉ thế, thường xuyên tức giận, cáu gắt còn có thể mắc nhiều mắc bệnh liên quan tới tâm lý.

Ngoài ra, tức giận cũng có thể dẫn tới tình trạng huyết áp không ổn định. Khi đó, biên độ dao động lớn lượng adrenaline càng tiết ra nhiều. Cuối cùng sẽ gây ra cao huyết áp. Mà cao huyết áp lại là nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh nguy hiểm như nhồi máu não, xuất huyết não, bệnh mạch vành.

Vì thế, tuổi càng cao thì càng nên giữ mình ở trạng thái ‘tâm bình khí hòa’, càng lười tức giận càng tốt. Như thế sẽ có lợi cho sức khỏe hơn đó. 

13

Lười sử dụng thiết bị điện tử

Ngày nay, những món đồ công nghệ như điện thoại, tivi… là thứ không thể thiếu để phục vụ nhu cầu công việc cũng như giải trí. Tuy nhiên, việc sử dụng thường xuyên những món đồ điện tử lại gây ra nhiều tác hại với cơ thể.

Đầu tiên là bức xạ. Hầu hết các sản phẩm điện tử đều tạo ra bức xạ. Một khi chúng ta dùng chúng trong thời gian dài thì sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa. Từ đó gây ra những thay đổi bệnh lý trong tế bào của con người.

Không chỉ thế, dùng đồ điện từ trong thời gian dài còn ảnh hưởng tới sức khỏe của đôi mắt.

Ngoài ra, việc thường xuyên dùng điện thoại kể cả lúc đi vệ sinh còn làm tăng nguy cơ bị táo bón, bệnh trĩ.

Lười ăn

Ở giai đoạn thanh thiếu niên, chúng ta cần ăn nhiều để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể phát triển. Tới tầm 30 – 40 thì cũng cần ăn để có đủ năng lượng, sức khỏe cho công việc xã hôi, việc gia đình, rồi thì trông con. Song, từ 50 tuổi trở đi thì việc ăn uống không còn quá cần nhiều như trước nữa. Bởi, lúc này khả năng tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể đã giảm đi rồi. Do đó, ăn nhiều không còn tốt cho sức khỏe nữa.

Việc ăn nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và khiến bạn dễ bị bệnh đường ruột hơn. Bởi, hệ tiêu hóa không tiêu hóa hết được sẽ tích trữ lại trong cơ thể và gây ra các bệnh về huyết áp, mỡ máu. Những điều này đều ảnh hưởng tới tuổi thọ của chúng ta.

Do đó, từ 50 tuổi trở đi bạn chỉ cần ăn no 70% là đủ, không cần ăn quá nhiều, chỉ ăn vừa đủ. Điều đó sẽ giảm bớt gánh nặng cho dạ dày mà cơ thể cũng nhẹ nhõm hơn.

Lười ăn vặt

Nghiên cứu từ trường Y ĐH Washington (Mỹ) cho thấy: Nếu một người giảm từ 10 – 50% lượng calo bình thường thì có thể tăng tuổi thọ.

Việc ăn vặt ở bất kỳ độ tuổi nào đều không tốt cho sức khỏe. Nhưng với người từ 50 trở đi lại càng có hại. Bởi, hàm lượng calo trong những món đồ ăn vặt rất cao. Cơ thể của chúng ta lúc này lại không còn tốt như trước nữa nên sẽ không tiêu hóa hết được. Từ đó gây tăng cân và tích mỡ bụng. Mà mỡ bụng, thừa cân, béo phì lại là nguồn cơn gây ra đủ thứ bệnh.

12

Lười thêm muối vào đồ ăn

Một chế độ ăn nhiều muối có thể dẫn tới cao huyết áp, làm tổn thương dạ dày gây ung thư dạ dày. Đồng thời, nó còn khiến thận dễ tổn thương và tăng nguy cơ bị bệnh về thận. Đặc biệt là khi đã bước sang ‘con dốc bên kia’ của cuộc đời thì càng cần chú ý tiêu thụ ít lượng muối hơn trong mỗi bữa ăn.

Lười thức khuya

Những người từ 50 tuổi trở lên thì thời gian ngủ cũng không còn được như trước vì nhiều lý do. Tuy nhiên, có một điều mà mọi người cần nhớ là thức dậy sớm bao giờ cũng hơn đi ngủ muộn. Thay vì ngủ tới 6 – 7h sáng thì ngủ sớm từ 10h và dậy lúc 4 – 5h sáng chẳng phải tốt hơn à.

Việc thức khuya không chỉ ảnh hưởng tới quá trình thải độc, phục hồi tổn thương của cơ quan nội tạng mà còn làm tăng nguy cơ bị lão hóa, mắc bệnh xương khớp.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo