Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi đặt lên bàn cân những lợi ích sức khỏe mà thịt bò mang lại chưa chắc đã vượt trội hơn so với thịt lợn. Thậm chí, xét về một số khía cạnh, thịt lợn lại có những giá trị vượt trội so với thịt bò. Đó còn tuỳ thuộc vào đó là phần thịt nào mà chúng ta ăn. Một yếu quan trọng cần xét đến chính là phần thịt lợn/thịt bò mà chúng ta ăn.
1. Những loại thịt bò/thịt lợn được chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao nhất
Có 6 loại thị bò nằm trong danh sách này đó là: gân bò, bắp chân sau, gân chân sau, bắp chân trước, gân chân trước và thăn bò. Đây là những loại thịt có chỉ số về năng lượng, lượng mỡ tốt nhất, bổ sung vi lượng sắt cho cơ thể hàng đầu.
Chỉ có một loại thịt lợn nằm trong danh sách này, đó là thịt lợn nạc thăn. Đó là phần thịt lợn có hàm lượng mỡ dưới 5% đến 10%, khi nhìn thịt bên ngoài gần như không có mỡ. Giá trị dinh dưỡng thịt lợn nạc rất lớn:
- Hàm lượng protein và sắt tương tự như 6 loại thịt bò nêu trên.
- Hàm lượng vitamin B1 gấp 9-18 lần 6 loại thịt bò nêu trên. Ăn 50g thịt lợn nạc mỗi ngày có thể đáp ứng 22,5% nhu cầu vitamin B1 hàng ngày của người trưởng thành. Do đó, việc thịt lợn nạc giàu vitamin B1 hơn thịt bò là một lợi thế về dinh dưỡng.
- Thịt lợn nạc cung cấp năng lượng và chất béo cao hơn một chút so với 6 loại thịt bò kể trên. Tuy nhiên nếu chúng ăn với chế độ theo khuyến cáo là khoảng 50g thịt mỗi ngày, lượng chênh lệch chất béo trong khẩu phần thịt lợn nạc và các loại thịt bò nêu trên là không đáng kể.
2. Không nên ăn quá nhiều thịt bò, thịt lợn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt lợn và thịt bò chứa nhiều năng lượng và chất béo, cũng như nhiều chất béo bão hòa. Việc hấp thụ quá nhiều axit béo bão hòa không có lợi cho sức khỏe tim mạch. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo rằng, nên kiểm soát lượng axit béo bão hòa trong khoảng 10% tổng năng lượng. Lượng thịt nạp vào cơ thể phụ thuộc vào tính chất công việc, nhu cầu năng lượng của bạn mỗi ngày. Nếu không kiểm soát dễ dẫn đến tình trạng cung cấp dư thừa loại axit béo này.
Trong các loại thịt trên, thịt bò có hàm lượng axit béo bão hòa cao hơn hẳn thịt lợn. Do đó, nhìn chung không phải thịt bò bổ dưỡng hơn thịt lợn. Thịt lợn nạc không thua kém thịt bò về năng lượng, chất béo và chất đạm, trong khi nhiều vitamin B1 hơn thịt bò. Nhưng dù là thịt lợn hay thịt bò cũng không nên ăn quá nhiều. Duy trì ở mức tối đa 50g mỗi ngày sẽ tối ưu cho sức khỏe nhất.
3. Bữa ăn cân bằng dinh dưỡng
Để có một cơ thể khoẻ mạnh, ngoài việc tập thể dục thường xuyên bạn cần xây dựng một bữa ăn cân bằng dinh dưỡng gồm những thành phần thiết yếu sau đây:
Trái cây: Cần lựa chọn trái cây tươi có sẵn theo mùa, hạn chế các loại trái cây đóng hộp.
Rau: Là nguồn chủ yếu cung cấp cho cơ thể các vitamin và khoáng chất thiết yếu.
Ngũ cốc: Nên ưu tiên ăn những loại thực phẩm chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt. Nếu bạn sử dụng tinh luyện bột, phần vỏ bên ngoài của các hạt ngũ cốc vốn chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất lại bị loại bỏ.
Protein: Thịt, cá và các loại đậu như đậu que, đậu đũa là nguồn cung cấp protein tốt nhất. Chúng rất cần thiết cho sự tăng trưởng cơ và sự phát triển của não. Protein từ các loại thịt nạc, thịt ít mỡ như gà, một vài phần nạc của bò, lợn và protein từ cá là những lựa chọn tốt nhất.
Sữa và các sản phẩm từ sữa: Cung cấp cho cơ thể canxi, vitamin D và những chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Tuy nhiên, sữa và các sản phẩm từ sữa cũng có nhiều chất béo, nếu bạn ăn kiêng hãy chọn những sản phẩm đã được tách béo.