Bé 9 tuổi nhập viện vì sai lầm của bố cho con súc miệng bằng nước muối

( PHUNUTODAY ) - Súc miệng bằng nước muối là một trong những cách vệ sinh miệng được nhiều người áp dụng, nhưng đôi khi chỉ một sai lầm nhỏ cũng khiến không ít người phải trả giá.

Súc miệng bằng nước muối là thói quen của không ít người. Theo các chuyên gia, thói quen này hoàn toàn có lợi đối với sức khỏe nhưng nhiều người đang quá lạm dụng, thậm chí là súc miệng bằng nước muối sai cách dẫn đến tổn hại về sức khỏe.

1480328472-bac-si

BS Đức cho rằng, súc miệng bằng nước muối là tốt, nhưng phải thực hiện đúng cách, nước muối đúng nồng độ.

Ths.BS Nguyễn Danh Đức – chuyên khoa truyền nhiễm (Bệnh viện Medlatec) cho biết, có không ít người bệnh, thậm chí cả người lớn phải nhập viện vì lý do súc miệng nước muối. Đa số các bệnh nhân khi nhập viện đều đã bị tổn thương niêm mạc miệng, thậm chí là loét họng.

Điển hình như trường hợp của cháu Nguyễn Thanh Hùng (9 tuổi, ở Ngọc Khánh – Ba Đình – Hà Nội), phải nhập viện trong tình trạng sốt cao kéo dài, khó nuốt, rát cổ… Qua khai thác bệnh sử, thì được biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên đó là do cháu Hùng súc họng bằng nước muối quá mặn, khiến họng bị tổn thương, vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm họng, sốt cao.

Anh Quân (bố cháu Hùng) cho biết, cháu Hùng có thói quen súc miệng nước muối từ nhỏ để vệ sinh khoang miệng, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công. Tuy nhiên, do suy nghĩ nước muối càng mặn thì càng có giá trị trong việc vệ sinh miệng và họng, nên anh Quân đã tự pha chế nước muối với độ mặn cao.

“Trước kia tôi thường mua nước muối sinh lý về cho cháu súc miệng, thời gian gần đây tôi mới tự pha chế nước muối để cả nhà cùng dùng. Tôi nghĩ nước muối càng mặn thì càng tốt, vì mình súc miệng xong rồi nhổ ra, nên không ảnh hưởng gì. Ai ngờ nước muối mặn lại chính là nguyên nhân khiến con tôi bị đau họng phải nhập viện”, anh Quân chia sẻ.

Bác sỹ Đức cho biết những bệnh nhân như cháu Hùng không hề hiếm, thậm chí có nhiều người còn dùng trực tiếp muối hạt ngậm rồi cho muối tự tan ra trong miệng. Như vậy sẽ rất nguy hiểm đối với khoang miệng và họng. Khi mọi người dùng nước muối súc miệng, tuyệt đối không dùng nước quá mặn, bởi chúng sẽ làm niêm mạc tổn thương nặng hơn. Điều đó trở thành yếu tố thuận lợi để vi khuẩn phát triển, có thể gây nên các bệnh khác.

“Nhiều người khi bị viêm họng thường ngậm luôn cả hạt muối (dùng chanh, gừng và muối để ngậm). Đây là thói quen rất sai lầm của mọi người, bởi độ mặn trực tiếp của muối sẽ càng làm tổn thương niêm mạc khiến bệnh lâu khỏi”, BS Đức khuyến cáo.

Để việc súc miệng bằng nước muối an toàn, đạt hiệu quả cao nhất, BS Đức khuyên người dân dùng nước muối sinh lý đã được pha theo tỷ lệ chuẩn (9/1.000), nếu tự pha nước muối thì chỉ nên pha mặn hơn nước canh ăn hàng ngày một chút là được.

Khi xúc miệng thì cần phải ngậm khoảng 5 phút, sau đó ngửa cổ ra sau khi nước muối chạm thành sau họng, dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu "khò khò" đều đặn. Nên nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3 - 4 lần với nước muối mới, đối với người bị viêm họng, 3 giờ súc họng một lần và nên súc họng trước và sau khi ngủ.

Họng đỏ tấy vì súc miệng nước muối quá mặn

Nước muối là một trong những bí quyết phòng và chữa bệnh hiệu quả đặc biệt trong thời tiết giá lạnh. Các bác sĩ đều khuyến khích bệnh nhân súc miệng và nhỏ mắt hàng ngày với nước muối.

1480328411-suc-mieng

Họng đỏ tấy vì súc miệng nước muối quá mặn (ảnh minh họa).

Thạc sĩ, bác sĩ nội trú Nguyễn Danh Đức, chuyên khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, cho hay dùng nước muối súc miệng hàng ngày rất có lợi trong việc kháng khuẩn trị bệnh. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng khi người dân sử dụng nước muối đúng cách.

Bác sĩ Đức đã từng gặp nhiều bệnh nhân bị tổn thương nặng vùng niêm mạc miệng do tự pha nước muối quá mặn. Thậm chí, nhiều mẹ đã dùng nước muối bơm rửa mũi cho con khiến bé bị viêm phổi phải đi cấp cứu.

Bác sĩ Đức khuyến cáo mọi người khi ngậm nước muối tuyệt đối không dùng nước quá mặn bởi chúng sẽ làm niêm mạc tổn thương nặng hơn. Điều đó trở thành yếu tố thuận lợi để vi khuẩn phát triển, có thể gây nên các bệnh khác.

Lưu ý khi súc miệng bằng nước muốn sinh lý

- Ngậm khoảng 5 phút.

- Ngửa cổ ra sau, khi nước muối chạm thành sau họng, dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu "khò khò" đều đặn.

- Nên nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3 - 4 lần với nước muối mới.

- Đối với người bị viêm họng, 3 giờ súc họng một lần.

- Nên súc họng trước và sau khi ngủ.

Nhiều người khi bị viêm họng thường ngậm luôn cả hạt muối (dùng chanh, gừng và muối đề ngậm). Nhưng theo bác sĩ Đức, đây là sai lầm bởi độ mặn trực tiếp của muối sẽ càng làm tổn thương niêm mạc khiến bệnh lâu khỏi.

Theo bác sĩ Đức, cách tốt nhất là mọi người mua nước muối sinh lý đã được pha theo tỷ lệ chuẩn (9/1.000). Nếu tự pha để dùng, nước muối chỉ nên có độ mặn hơi nước canh thường dùng. Một lít nước có thể pha 2 muỗng cà phê muối.

Về thói quen bơm nước muối vào mũi thường được các mẹ thực hiện cho trẻ nhỏ, chuyên gia này khuyến cáo nếu không cẩn thận, các mẹ sẽ làm nước vào xoang, xuống phổi gây viêm. Đồng thời, việc này cũng đẩy vi khuẩn vào trong phổi thay vì chỉ nằm trong vùng họng như ban đầu. Tốt nhất các mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để thực hiện thao tác này.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn