Cảnh báo: Bộ phận cơ thể dễ bị ung thư tấn công nhất, đừng chủ quan

23:29, Chủ nhật 08/11/2020

( PHUNUTODAY ) - Nghiên cứu đã chỉ ra có những vị trí dễ bị căn bệnh này “ghé thăm” và gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Hãy cẩn trọng!

Dạ dày

Dạ dày là cơ quan đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể, giúp tiêu hóa thức ăn, lấy chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Tuy nhiên, dưới tác động của nhiều yếu tố, theo thời gian dạ dày bị ảnh hưởng và có thể tiến triển thành ung thư dạ dày. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư dạ dày cao và tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày cao nhất trong khu vực.

Empty

Theo phân tích của chuyên gia, có đến 70% dân số Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP. Đây là thủ phạm gây ra các bệnh lý ở dạ dày, trong đó có ung thư dạ dày. Ngoài ra, thói quen ăn uống không khoa học: ăn những thức ăn chế biến sẵn, chiên nướng ở nhiệt độ cao… làm tăng nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó, việc không thăm khám sức khỏe định kỳ khiến không ít người rơi vào tình trạng phát hiện bệnh muộn, cơ hội chữa khỏi không cao.

Thực quản

Thực quản là vị trí rất dễ nhiễm bệnh đặc biệt là ung thư. Ung thư thực quản là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trong các ung thư tiêu hóa, sau ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư đại trực tràng.

Bệnh hay gặp ở những người trên 40 tuổi, là nam giới, uống rượu thường xuyên và hút thuốc lá; thói quen ăn uống quá nóng hoặc thức ăn chứa nhiều nitrosamine; người mắc các bệnh lý tại thực quản như trào ngược dạ dày – thực quản, loét hẹp thực quản, Barrett thực quản, nhiễm HPV; người có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc từng điều trị ung thư vùng đầu mặt cổ…

Bệnh thường phát triển thầm lặng, ở giai đoạn đầu không có nhiều dấu hiệu rõ ràng dễ gây lầm tưởng với những bệnh lý thông thường khác. Chỉ đến khi bệnh tiến triển ở giai đoạn muộn hơn các triệu chứng mới rõ ràng nhận thấy như nghẹn, khó nuốt, đau rát cổ họng…

Vòm họng

Là vị trí quan trọng trong quá trình đưa thức ăn từ miệng xuống thực quản – dạ dày, vòm họng cũng dễ bị ung thư “quấy rầy”.

Empty

Ung thư vòm họng đứng thứ 7 trong 10 căn bệnh ung thư hay gặp nhất và cũng là bệnh đứng đầu trong số những loại ung thư vùng đầu – cổ. Ung thư vòm họng rất nguy hiểm, thường gây tử vong nếu phát hiện muộn. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, cơ hội chữa khỏi bệnh tới 70%.

Do đó, việc chủ động tầm soát ung thư vòm họng định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm bệnh ngay từ khi chưa có triệu chứng cụ thể nhằm điều trị kịp thời, hiệu quả cao.

Gan

Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ mắc ung thư gan cao nhất thế giới, bệnh có xu hướng gia tăng. Theo GLOBOCAN 2018, với 19.568 ca mắc mới, ung thư gan vượt qua ung thư phổi (16.722 ca) trở thành bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới nước ta.

Tất cả các độc chất vào cơ thể phải được khử độc, và chỉ có một con đường duy nhất là chuyển hóa ở gan. Vì vậy, có thể nói gan là cơ quan gánh hết tất cả các độc chất của cơ thể. Sự gia tăng về số ca ung thư gan chính là tấm gương phản chiếu rõ nét của những lối sống phản khoa học mà người Việt đang mắc phải.

Bệnh có liên quan tới nhiều yếu tố như nhiễm virus viêm gan B và C mạn tính, uống rượu quá mức, nhiễm aflatoxin – một loại chất độc được tìm thấy trong đậu phộng, lúa mì, lạc mốc, tiền sử gia đình mắc ung thư gan…

Bệnh tiên lượng tốt khi phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, thể trạng bệnh nhân tốt, không kèm theo bệnh lý về gan (xơ gan, viêm gan virus…). Bệnh tiên lượng xấu khi phát hiện ở giai đoạn muộn, thể trạng kém, kèm theo các bệnh lý về gan (xơ gan, viêm gan virus…).

Những thực phẩm chống ung thư tốt nhất cho bạn

Cà rốt

Cà rốt không chỉ là thực phẩm quen thuộc có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có thể giúp làn da, mái tóc của bạn đẹp hơn và ngăn ngừa một số bệnh thông thường. Đặc biệt cà rốt còn có tác dụng phòng chống một số bệnh ung thư, bạn nên bổ sung thêm trong khẩu phần ăn hàng tuần.

Lý do nên ăn cà rốt là trong cà rốt chứa nhiều chất chống oxy hóa như poly-acetylene, falcarinol có khả năng chống ung thư bằng cách phá hủy các tế bào tiền ung thư trong các khối u. Do đó, cà rốt có đặc tính chống ung thư hiệu quả cũng như ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Cách dùng:

Trong cà rốt có thành phần polyacetylene dễ bị oxy hóa , để giữ được lượng dinh dưỡng tốt nhất khi nấu nên dùng nồi ấp suất để giảm thiểu tiếp xúc giữa cà rốt và không khí. Ngoài việc nấu chín bạn có thể ép nước cà rốt vừa ngon vừa giữ được chất dinh dưỡng.

Củ nghệ

Các thành phần trong củ nghệ có thể giúp ngăn ngừa các loại ung thư khác nhau, giảm cholesterol, giúp cải thiện chức năng gan, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh Alzheimer, giảm viêm ruột chống nguy cơ trầm cảm.

Cách dùng:

Nghệ tươi có thể chế biến cùng các món ăn như nấu cá, kho thịt hoặc bạn có thể uống nước nghệ tươi với mật ong vào buổi sáng.

Củ tỏi

Trong tỏi có chứa các hợp chất allyl sulphur ngăn cản sự tạo u, ức chế trực tiếp sự phát triển tế bào, kháng lại yếu tố gây đột biến, chống lại quá trình oxy hóa, hủy diệt sự phát triển của các mạch máu mới nuôi sống khối u.

Trong tỏi có nhiều chất trong đó có Allicin là thành phần chính có tác dụng trong việc ức chế các tế bào gây ung thư vú và ruột kết, nội mạc tử cung. Ăn tỏi trong khẩu phần ăn hàng ngày giúp cơ thể chống được một số bệnh ung thư như ung thư dạ dày và ung thư tuyến tiền liệt.

Cách dùng:

Tỏi có mùi vị thơm dễ kết hợp trong các món ăn hàng ngày, có thể ăn sống hoặc ngâm làm nước gia vị.

Quả lựu

Lựu là loại hoa quả có hương vị thơm ngon đặc trưng. Trong quả lựu chứa rất nhiều loại dinh dưỡng có giá trị đối với sức khỏe, lựu đang được rất nhiều người ưa chuộng nhất là các chị em có nhu cầu làm đẹp. Trong quả lựu có thành phần vitamin C và chất chống oxy hóa, nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng tốt cho sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch.

Cách dùng:

Khi ăn lựu bạn nên bỏ hạt. đối với trẻ em nên ép lấy nước tránh việc bị tắc ruột do ăn hạt, người lớn khi ăn cả hạt cần nhai kỹ.

Ngoài ra bạn có thể ép lựu kết hợp với một số loại hoa quả khác tăng thêm hương vị và giá trị dinh dưỡng cho cơ thể.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Mộc