Cảnh giác những bệnh bé dễ mắc vào dịp Tết

14:01, Thứ ba 17/02/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Vào những ngày lễ tết, cha mẹ thường có tâm lý chiều theo ý thích của con mà không hề biết đó là nguyên nhân gây ra những bệnh không tốt cho bé.

Dưới đây là một số bệnh trẻ hay mắc phải vào dịp Tết và cách phòng chống hiệu quả cha mẹ nên tham khảo để đảm bảo sức khỏe cho bé.

1. Tiêu chảy cấp

Đây là tình trạng mà nhiều trẻ nhỏ gặp phải, do ngày Tết, các bé cứ “rả rích” bánh kẹo, nước ngọt, hoa quả và không ăn đúng bữa... Khi bị bệnh bé có các biểu hiện như: đi ngoài liên tục, đau bụng, mất nước, mệt mỏi.

Trước hết, cha mẹ cần bù nước cho con bằng các dung dịch như: ORS, Hydrite. Trong trường hợp bị sốt, cần cho uống thuốc hạ sốt. Sau hai ngày, nếu tình trạng không cải thiện cha mẹ phải đưa trẻ đi bệnh viện.

Để phòng tránh bệnh, phải đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh, rửa tay trước khi ăn, không ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt. Lưu ý duy trì bữa ăn của trẻ như bình thường.

2. Táo bón

Táo bón thường xảy ra nhiều hơn ở trẻ 1-3 tuổi, vì ngày Tết bé thường ăn ít rau, nhiều thịt, đồ ăn lạ và các món giàu đạm, giờ ăn thất thường. 

con
Nếu trẻ bị táo bón, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn, uống nhiều nước và bổ sung rau trong bữa ăn.

Nếu trẻ bị táo bón, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn, uống nhiều nước và bổ sung rau trong bữa ăn. Ngoài ra có thể bổ sung cho trẻ men vi sinh và ăn thêm hoa quả giàu chất xơ như cam, quýt, lê, táo…vừa phòng tránh táo bón vừa tăng cường sức đề kháng.

3. Ngộ độc thức ăn

Thường sau khi ăn đồ bị nhiễm độc tố, nhiễm khuẩn trong khoảng 1-6 giờ, trẻ bị đau bụng từng cơn, nôn nhiều lần, có thể kèm tiêu chảy.

Trong trường hợp này cần cho trẻ nằm nghỉ, lưu ý nghiêng đầu qua một bên để tránh bị sặc.Với trẻ còn bú mẹ, cho bú ít hơn nhưng nhiều lần từ 30 phút đến 1 giờ. Sau 8 giờ nếu trẻ không nôn nữa, có thể cho bú bình thường.Với trẻ lớn cho uống bù nước, ăn thức ăn lỏng như cháo. Không nên dùng nước ngọt, nước thường. Nếu bệnh không đỡ hoặc nặng hơn, đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị.

Để tránh bị ngộ độc, lưu ý chọn thực phẩm an toàn, nấu chín kỹ, nếu không dùng hết để trong tủ lạnh và đun lại trước khi sử dụng, không để đồ ăn đã chế biến quá 2 giờ ở nhiệt độ phòng. Nhắc trẻ rửa tay trước khi ăn, người lớn cũng cần rửa tay sạch sẽ khi chế biến thực phẩm. Nếu đưa trẻ đi chơi tết bên ngoài, cũng cần đảm bảo những điều kiện vệ sinh này.

4. Cảm cúm

Đây là bệnh thường gặp vào mùa lạnh, nhất là dịp Tết đông người tụ tập nên càng dễ lây truyền. Khi bị cảm, trẻ có biểu hiện sốt, ho, sổ mũi, mệt mỏi, không muốn ăn.

Khi đó, hãy để trẻ nghỉ ngơi, cho ăn với chế độ tăng cường sức đề kháng: bổ sung khoáng chất và vitamin như các loại súp, trái cây (cam, chanh…), dùng thực phẩm dễ tiêu, tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ. Cho trẻ uống hạt nhiệt nếu bị sốt cao và theo dõi tình trạng thường xuyên.

Để phòng bệnh cần đảm bảo giữ ấm cho trẻ, khi cho trẻ đi chơi, ngoài mặc đủ quần áo, cần đeo găng tay, khẩu trang, mũ nón.

5. Hóc dị vật đường thở

Trẻ đang chơi đùa bình thường bỗng nhiên có các biểu hiện như: ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái có thể là đã bị hóc dị vât. Khi đó cha mẹ cần:

- Đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được khám và gắp dị vật ra.

- Hoặc sử dụng thủ thuật Heimlich để cấp cứu, dùng tay vỗ lưng hoặc ép vào cơ hoành để tạo ra một áp lực lớn đột ngột trong đường hô hấp, đẩy dị vật ra ngoài. Phương pháp này có hiệu quả nếu dị vật choán gần hết đường thở và dễ di chuyển như viên bi, kẹo… còn những vật không choán hết đường thở hay góc cạnh thì cần đến chuyên khoa Tai Mũi Họng để lấy ra.

- Không được dùng tay để móc dị vật trong họng trẻ, vì nguy cơ sẽ đẩy dị vật vào sâu hơn, gây ngạt thở.

Để tránh cho trẻ không bị hóc dị vật, cha me không nên để trẻ tự ăn những loại quả có hạt (mãng cầu, dưa hấu…) và các loại hạt (hạt dưa, hạt bí…), giữ chúng xa tầm với của con, không để vương vãi trên sàn nhà. Không cho trẻ chơi với các loại đồng xu, đồ vật nhỏ. Nếu thấy trẻ đưa những thứ nói trên vào miệng, đừng vội la mắng sẽ làm con giật mình và nuốt luôn. Không cho trẻ ăn, uống khi đang khóc hay ngậm thức ăn trong miệng khi đang đùa giỡn.

Ngoài ra cha mẹ cũng cần lưu ý một số trường hợp trẻ bị dị ứng thức ăn, bị bỏng, hãy ngã cầu thang…do người lớn bận rộn nên đôi lúc không để ý bé thường xuyên được.

Một việc cực kỳ quan trọng và cần thiết là cha mẹ hãy dành thời gian xem lại tủ thuốc gia đình, bổ sung đầy đủ những loại thuốc cơ bản như: thuốc đau bụng, hạ sốt, cảm cúm...phòng trường hợp cần dùng.

Để giúp bé khỏe mạnh và an toàn trong những ngày đầu năm mới, hãy lưu ý chế độ ăn uống, sinh hoạt và phân công các thành viên gia đình trông bé nhé! Chúc các bé và gia đình có một năm mới sức khỏe và hạnh phúc!

me
Dấu hiệu giúp mẹ nhận ra bé đang giả vờ ốm
Vì bé biết nếu ốm sẽ được nghỉ học ở nhà chơi, được mè nheo bố mẹ nên sẽ có những lúc bé sẽ giả vờ bảo "con bị ốm".
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Nguyễn Trà Mi