Cho mắm, muối vào đồ ăn của trẻ dưới 1 tuổi
Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì không nên cho mắm muối vào thức ăn vì chức năng thận của trẻ còn rất non yếu chỉ đào thải được 1 gam muối/ngày.
Các mẹ khi cho con ăn bột kể cả nấu với thịt, cá, tôm cũng không cần cho muối và cũng không nên cho thêm đường vào bữa ăn dặm vì ăn nhiều đường có thể dẫn tới béo phì.
Không nhai kỹ
Ăn cơm quá nhanh, không nhai kỹ sẽ tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Khi nhai, khoang miêng tiết ra nhiều nước bọt chứa các enzym tiêu hóa để phân giải tinh bột từ cơm thành đường glucose đơn. Nếu bạn ăn nhanh, thức ăn không được nghiền nhỏ, khó thẩm thấu men tiêu hóa, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như dạ dày. Nếu nhai kỹ, bạn sẽ kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào cơ thể, tránh dư thừa calo.
Ăn nhiều cháo móng giò để tiết sữa
Tâm lý người nhà thường ép các mẹ sau sinh ăn thật nhiều đồ ăn như: móng giò, các loại cháo, cơm có nhiều tinh bột để tiết sữa cho con. Nhưng thực chất, lượng sữa tiết ra nhiều hay ít không phải hoàn toàn phụ thuộc vào ăn nhiều mà quan trọng nhất là bạn phải cho con bú thường xuyên và bú đúng cách, ngủ đủ giấc, tinh thần thoải mái.
Cơ chế tiết sữa phụ thuộc nhiều vào yếu tố thần kinh. Khi con bú, sẽ kích thích vào các đầu dây thần kinh ở núm vú tạo thành luồng thần kinh ra thùy sau của tuyến yên tiết ra 2 nội tiết tố là: Prolactin và ocytixin.
Prolactin kích thích tuyến sữa sản xuất ra sữa còn ocytoxin kích thích cơ trơn của tuyến vú bài tiết ra sữa. Vì vậy, nếu không cho con bú hoặc dùng các dụng cụ hút sữa thì dù có ăn rất nhiều cũng không thể có sữa.
Nếu các mẹ đã mập sẵn thì không nên ăn quá nhiều nhất là những thức ăn có nguồn gốc tinh bột. Nên ăn các thực phẩm giầu chất dinh dưỡng như: sữa không đường, hoa quả không ngọt, nhiều rau xanh và cần thiết có thể bổ sung các thực phẩm chức năng cung cấp các vi chất dinh dưỡng thì chất lượng sữa của bạn sẽ rất tốt. Chỉ lưu ý là cần bổ sung nhiều nước và ăn các thức ăn nhiều nước như: cháo, súp, sữa...
Ngủ ngay sau khi ăn
Tương tự, ngủ ngay sau bữa ăn khiến dạ dày của bạn không co bóp để tiêu hóa thức ăn được tốt nhất. Hệ thống tiêu hóa bị trì trệ. Ngay khi bạn nằm xuống, các dịch tiêu hóa bắt đầu chảy vào thực quản thay vì vào dạ dày, có thể gây viêm đường ruột. Bạn nên nghỉ ngơi ít nhất 60 phút trước khi ngủ.
Ăn quá nhiều thịt đỏ
Thịt đỏ là loại thịt rất phổ biến trong các bữa cơm hàng ngày của chúng ta tiêu biểu nhất là thịt lợn và thịt bò – 2 loại thịt thông dụng nhất hiện nay.
Ăn nhiều thịt đỏ sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh ung thư như: Ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư đại tràng,…Vì vậy, để hạn chế khả năng ung thư do ăn thịt đỏ các nhà khoa học khuyên chúng ta chỉ nên ăn khoảng 70g thịt đỏ mỗi ngày để cung cấp năng lượng cho cơ thể mà thôi.
Uống sữa, không ăn kèm đồ ăn vào buổi sáng
Buổi sáng, một số em nhỏ vì ngại ăn nên chỉ có thói quen uống một ly sữa và không ăn gì hết. Đây là nguyên nhân tại sao các em cảm thấy nhanh đói vì: Nếu chỉ uống sữa không thì sữa sẽ không được lưu lại lâu trong dạ dày dẫn tới việc hấp thu chất đạm trong sữa không được tốt.
Buổi sáng, trước khi uống sữa, nên ăn 1 lượng tinh bột nhỏ như: 1 bát cháo nhỏ hoặc súp hoặc lát bánh mỳ hoặc các loại bánh quy là tốt nhất.