Chỉ cho con ăn nước hầm xương
Theo TS. BS Phạm Thị Thúy Hòa - Viện trưởng Viện dinh dưỡng ứng dụng, cho biết các bà mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều nước hầm xương bởi nếu chỉ ăn nguyên nước hầm xương bé sẽ bị thiếu hàng loạt các chất dinh dưỡng. Chỉ một thời gian ngắn bé sẽ mắc phải một loạt các bệnh liên quan đến việc thiếu hụt chất dinh dưỡng như bị thấp còi, thiếu năng lượng, thiếu canxi ảnh hưởng tới quá trình phát triển toàn diện của bé.
Thời điểm ăn dặm không hợp lý
Khi bạn muốn cho con ăn dặm tốt nhất nên chọn thời điểm thích hợp, theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em, thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi.
Nếu như mẹ cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn so với thời điểm có thể bắt đầu. Nếu cho bé ăn dặm quá sớm, trước 6 tháng tuổi: do hệ men tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, trẻ sẽ khó khăn trong việc hấp thụ thức ăn gây đầy bụng khó tiêu ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Mẹ quá ưu tiên chất đạm
Phần lớn trong quá trình cho con ăn dặm nhiều mẹ nấu bột có thói quen cho thật nhiều thịt, cá, trứng,… và nghĩ như thế mới đủ chất nhưng lượng đạm để bé béo khỏe. Tuy nhiên, việc mẹ cho bé ăn quá nhiều không những làm bé rối loạn tiêu hóa mà còn dễ dẫn đến biếng ăn còi xương chậm lớn.
Chỉ cho bé ăn nước, không ăn cái
Trong quá trình ăn dặm do răng bé chưa phát triển nên hầu hết các bà mẹ thường chỉ lấy nước cho bé ăn và không cho ăn phần cái. Và đây là thói quen của nhiều mẹ khi cho bé ăn dặm. Trong thực tế mẹ phải cho bé ăn cả phàn cái mới đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho trẻ tăng trưởng.
Nghiền nát mọi thức ăn
Trong quá trình ăn dặm do bé lười nhai và do bé chưa có nhiều răng nên các bà mẹ thường nghiền nhuyễn thức ăn khiến bé không được học nhai, chỉ biết nuốt chửng. Vì vậy, dịch vị dạ dày không tiết ra khiến cho bé lười ăn, ăn không ngon miệng.