Cô con gái bé nhỏ luôn "cạnh tranh, chiến đấu" với mẹ, chuyện không nhỏ, mẹ phải làm sao?

11:07, Thứ ba 26/09/2023

( PHUNUTODAY ) - Đã bao giờ bạn thấy cô con gái bé bỏng của mình tỏ ra ghen tỵ với mẹ, không thích khi mẹ gần bố chưa? Và tương tự đôi khi con trai lại rất gần gũi bạn và hay “ghét” bố?

Trong thần thoại Hy Lạp có một câu chuyện rằng vị vua thành Thebes được báo mộng là con trai ông sẽ giết cha và lấy mẹ nên khi vợ ông sinh ra hoàng tử Edip thì nhà vua đã lệnh vứt con trai vào rừng để trừ khử lời nguyền. Nhưng Edip được cứu sống và sang xứ sở khác thành con vua nước khác. Lớn lên, biết lời nguyền về mình nên tự chàng bỏ đi để tránh “số phận”. Nhưng số không thể tránh, trên đường đi, Edip đã giết cha và thắng quái vật Sphinx nên được lấy hoàng hậu thành Thebes rồi làm vua. Sau khi có 4 con, Edip với biết sự thật, nên anh tự đâm mù mắt mình rồi tự lưu đày bản thân.

me va con

Từ câu chuyện đó, tâm lý học đã lấy tên một hội chứng con cái có xu hướng yêu quý thiên lệch trong gia đình, có xu hướng con trai khao khát mẹ, con gái khao khát bố và “ghét” đấng sinh thành cùng giới với mình hơn. Và khi đó con gái có thể hay có biểu hiện đối đầu với mẹ, con trai đối kháng với cha. Hội chứng đó thường được gọi là Mặc cảm Edip.

Nhà phân tâm học Freud là người đầu tiên đã nhắc tới hiện tượng tâm lý này từ đầu những năm 1910. Một số em bé có biểu hiện này một cách sâu sắc sẽ có những hành động như: con trai thì rất ghét cha âu yếm ôm mẹ, muốn sở hữu mẹ, còn gái thì luôn luôn hướng tới hình mẫu người như cha, thậm chí còn độc chiếm cha, luôn chia rẽ cha với mẹ, rồi có biểu hiện ghen khi cha khen mẹ đẹp… Khi con trai yêu mẹ hơn bố, con gái yêu bố hơn mẹ là chuyện tâm lý bình thường nhưng nếu có những biểu hiện thái quá thì sẽ gây cản trở trong quan hệ gia đình và có thể thành bệnh tâm lý. Chuyện này cũng có thể xảy ra khi trẻ sống với người cô/dì/chú/bác thân thiết thay cha mẹ nuôi chúng.

con gai yeu bo

Chính vì thế nhiều người chia sẻ kinh nghiệm là các bố mẹ không nên gần gũi quá mức với con khác giới khi chúng đã dậy thì. Cha mẹ và con cái cần vun đắp tình cảm yêu thương nhưng khi con đã lớn phát triển mạnh về tính dục thì cần có những giới hạn riêng phù hợp: không cho con trai tắm chung với mẹ khi đã lớn, không cho con gái tắm cùng cha khi đã lớn, nên tách con ra ngủ riêng, tránh ôm ấp tiếp xúc cơ thể quá nhạy cảm, hướng dẫn con cái không được tồng ngồng hớ hênh trước mặt cha/mẹ, không có hành động tưởng như gần gũi nhưng lại hớ hênh như sờ “vùng kín”, đụng chạm vùng kín của con khi con đã lớn, không thay quần áo hớ hênh trước mặt con.

me va con 3

Với dạng nhận thức trên, nhiều đứa trẻ khi lớn lên sẽ tự điều chỉnh, nhưng với một số đứa trẻ sẽ cảm thấy tội lỗi vì từng có những ý nghĩ không đúng với cha/mẹ mình. Khi thấy con có những biểu hiện như vậy, nhiều chị em có kinh nghiệm là cha mẹ không nên la mắng, nóng nảy, thay vào đó là cần có những giải thích hướng dẫn và đặt ra giới hạn với con sẽ tốt hơn. Khi thấy con gái “cạnh tranh” với mình, người mẹ có thể trực tiếp nói chuyện với con, và cũng nên tâm sự với người bạn đời của mình để anh ấy cùng hỗ trợ bạn có những tâm sự với con gái, để con hiểu rằng cha yêu con, nhưng tình yêu của cha cho mẹ khác với tình yêu của cha cho con, và sau này con sẽ tìm được một người đàn ông của con. Ngay từ bé bạn nên khuyến khích tình cảm gia đình nhưng không nên xuề xòa khi con gái có những hành vi độc chiếm cha, hoặc cũng không nên cổ vũ những thông điệp như dạng “Con gái là người tình kiếp trước của cha”. Khi bạn cảm thấy con mình có những hành vi vượt giới hạn hiểu của bản thân, bạn đừng la mắng con mà nên tìm đến những người có kinh nghiệm và chuyên môn hơn để được hỗ trợ.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: An Nhiên