Có nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà không? Câu trả lời khiến 99% người được hỏi đều “ngỡ ngàng bật ngửa”

( PHUNUTODAY ) - Mặc dù lưỡi hổ là một trong những cây phong thuỷ phổ biến và được nhiều người yêu thích nhưng không phải ai cũng trả lời được câu hỏi 
“có nên trồng trong nhà không”.

Với vẻ ngoài bắt mắt, khả năng thanh lọc không khí hiệu quả và có thể giúp gia chủ xua đuổi vận xui, rước may mắn vào nhà… cây lưỡi hổ nhanh chóng trở thành một trong những cây phong thuỷ được nhiều người yêu thích. Hầu hết mọi người đều trồng loại cây này trong nhà hoặc phía trước cửa. 

Thế nhưng trên thực tế, cũng có không ít người cho rằng cây lưỡi hổ nếu đặt không đúng chỗ trong nhà sẽ nhanh chóng bị vàng úa, thối rễ, èo uột hoặc nghiêm trọng hơn là chết. Một khi lưỡi hổ bị chết thì chúng lại trở thành “điềm gở" trong nhà, khiến gia chủ làm gì cũng xui xẻo, đụng đâu cũng tránh tai ương.

Empty

1. Những vị trí nên tránh trồng lưỡi hổ trong nhà

Nhà bếp

Là nơi giúp bạn nấu nướng ra các món ăn hấp dẫn chiêu đãi cả nhà, phòng bếp thường có nhiều dầu mỡ, khói bụi và không phải môi trường lý tưởng cho sự phát triển của lưỡi hổ. Với những căn phòng bếp kín, độ thông gió kém và nhiệt độ sinh ra khi nấu ăn cao… sẽ là “rủi ro" khiến lưỡi hổ dễ bị chết.

Nhiệt độ lý tưởng để lưỡi hổ phát triển tốt là từ 15 đến 28 độ nên bạn cần lưu ý khi tìm vị trí đặt chậu cây này.

Phòng tắm

Không phải tự nhiên phòng tắm trở thành một trong những nơi bạn nên tránh đặt lưỡi hổ trong nhà. Sở dĩ như vậy là do môi trường này khá ẩm ướt, nhiều người trồng lưỡi hổ để trang trí, thanh lọc không khí cũng như giảm bớt mùi hôi nhưng lưỡi hổ lại là cây ưa khô hạn nên nếu đặt ở phòng tắm quá lâu, chúng sẽ phát triển yếu đi và thối rễ.

Ngoài ra, ánh sáng trong phòng tắm cũng khá “tối tăm", không phù hợp với loại cây ưa ánh sáng tán xạ như  lưỡi hổ. Nếu không được cung cấp đủ ánh sáng, chúng sẽ không phát triển tốt. Với những phòng tắm khép kín, khả năng thông gió kém thì sức đề kháng của loại cây phong thuỷ này cũng yếu đi, dễ bị sâu bệnh.

Ngược lại với phòng bếp hay nhà tắm, những vị trí như phòng ngủ, trước cổng nhà hay phòng khách… là nơi thích hợp để trồng cây. Bạn cần đặt chậu lưỡi hổ ở những nơi thông thoáng, có ánh sáng tán xạ và không nên cho ánh sáng chiếu trực tiếp vào chúng.

Empty

2. Những lưu ý khi trồng lưỡi hổ trong nhà

- Bạn nên chọn loại đất mùn giàu dinh dưỡng để trồng lưỡi hổ vì chúng vừa tơi xốp, thoát nước tốt vừa thoáng khí. Trước khi trồng, bạn cũng nên lót dưới bầu đất một lớp phân bón để cây phát triển tốt hơn.

- Nên đặt chậu cây lưỡi hổ ở gần cửa sổ và cần thường xuyên mở cửa để thoáng gió, giúp cây giảm sâu bệnh, tăng cường sức đề kháng.

- Vì lưỡi hổ là cây cảnh có khả năng chịu hạn tốt nên bạn không cần tưới nước thường xuyên. Đặc biệt vào mùa đông, bạn có thể giảm tần suất tưới nước vì rễ cây lưỡi hổ khá yếu, tưới quá nhiều nước sẽ làm chúng bị thối rễ.

Empty

- Mặc dù cây lưỡi hổ có thể sống tốt trong môi trường bóng râm nhưng nếu đặt lâu ngày, lá của chúng sẽ thiếu sức sống và bị xỉn màu. Bạn cũng không nên đặt chậu cây lưỡi hổ ở nơi có ánh sáng quá mạnh vì có thể làm lá bị cháy hoặc chết.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link