Thông thường, khi mua gà quê hay gà ta, khi mổ gà mọi người sẽ thấy trong bụng một số con gà có cục mỡ màu vàng, cầm khá nặng tay.
Nhiều người thắc mắc rằng, nếu mua con gà có cục mỡ nặng như thế này, chắc chắn là bị lỗ rồi. Tuy nhiên, người sành ăn và đặc biệt là những người nông dân ở quê biết được đó “báu vật”, có tiền cũng không mua được.
Tại sao lại có cục mỡ trong bụng gà?
Đầu tiên, chúng ta cần làm rõ rằng trong những trường hợp bình thường, hệ tiêu hóa của gà không tạo ra cục mỡ này. Vì vậy, nếu bạn thấy nó trong bụng gà, rất có thể gà đã được cho ăn bằng các loại ngũ cốc (ngô, kê, lúa…) nên thịt rất chắc, giàu chất béo và caroten, điều đó tạo nên sắc tố màu vàng bóng bẩy của miếng mỡ gà trong dạ dày. Cục mỡ càng lớn chứng tỏ nó được nuôi lâu.
Nhìn chung, chỉ có gà nuôi tự nhiên trong vườn hoặc rừng núi, thả rông mới có cục mỡ trong bụng, gà nuôi nhân tạo trong trại sẽ không có. Điều này được lý giải do có 2 nguyên nhân:
- Thức ăn chăn nuôi gà nói chung là thức ăn giàu đạm, ít chất béo, chủ yếu để gà mau lớn.
- Chu kỳ sinh trưởng của gà nuôi trong trang trại rất ngắn, thường xuất chuồng khoảng 42 ngày nên khó tích mỡ lại trong bụng.
Nhiều người không biết khi thấy cục mỡ như vậy nên vứt đi, thật quá lãng phí. Cũng giống như mỡ lợn, mỡ gà không chỉ thơm mà có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất đạm, chất béo và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Nó có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, nâng cao thể lực, làm đẹp da mặt, bổ tỳ vị, rất tốt cho cơ thể.
Tuy nhiên chúng ta cần chú ý một số điểm sau:
Vệ sinh an toàn: Đảm bảo nguồn gà đáng tin cậy và quy trình giết mổ gà hợp vệ sinh.
Chất lượng thực phẩm: Mỡ phải có chất lượng tốt, không hết hạn sử dụng hoặc bị nhiễm bẩn.
Tuy nhiên, mỡ gà không thể ăn trực tiếp mà phải tinh luyện thành mỡ lỏng trước khi tiêu thụ. Cắt mỡ gà thành từng miếng nhỏ cho vào nồi, thêm hành tím, gừng thái nhỏ trộn chung, đun nóng để mỡ tan ra, sau đó lọc bỏ bã rồi cho vào lọ, bảo quản trong tủ lạnh dùng dần.