Dạy trẻ cách hành xử khôn ngoan với tiền bạc

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Bạn làm việc chăm chỉ để con có được sống sung túc, nhưng như vậy vẫn là chưa đủ nếu không dạy trẻ cách ứng xử khôn ngoan với tiền bạc.

Dưới đây là những bài học tài chính hữu ích mà bạn có thể bắt đầu dạy cho trẻ khi chúng ở độ tuổi thích hợp.

Chia sẻ những lo lắng về tiền bạc của bạn

Điều đó không có nghĩa là bạn mang các hóa đơn tiền điện, tiền nước… ra cho bọn trẻ xem. Bạn có thể nói cho chúng biết gia đình đã tiêu tiền như thế nào. Ví dụ, bạn có thể nói tại sao bạn lại phải tự lái xe thay vì đi máy bay trong kỳ nghỉ của cả nhà, đó là tiết kiệm tiền để mua một căn hộ to hơn… Tại sao bạn vẫn sử dụng xe cũ, đó là để tiết kiệm tiền cho con học đại học hay lúc bố mẹ về hưu.
Sự chia sẻ này cũng cho thấy những giá trị của gia đình, thúc đẩy việc thiết lập các mục tiêu và sự hy sinh - một bài học mà đa số trẻ em ngày nay có thể ứng dụng.

Thứ gì cũng có giá của nó

Đừng quá bất ngờ khi con bạn hỏi giá tất cả những thứ mà nó thấy vì điều đó không có nghĩa con bạn đang sống thực dụng quá. Đơn giản vì trẻ phát hiện ra cái gì cũng có giá và muốn so sánh giá cả của chúng. Bạn có thể dạy cho con biết giá của một số đồ vật kèm theo học số đếm và toán học, như vậy trẻ sẽ rất thích thú.

Dạy trẻ cách quản lý ngân sách

Dù ngân sách của trẻ ban đầu chỉ là một ít tiền tiêu vặt hay tiền mừng tuổi đầu năm mới, tiền thưởng cuối năm học,… bạn cũng phải dạy trẻ cách quản lý đúng đắn, phù hợp, hiệu quả.

Bạn nên dạy trẻ cách tiết kiệm tiền bạc từ khi chúng còn nhỏ (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)

Trước hết, bạn phải mua cho trẻ một con heo đất thật dễ thương và đáng yêu thay vì những món đồ chơi khác, khi trẻ được 8 tuổi, mỗi tuần hãy cho chúng một khoản tiền tiêu vặt phù hợp như cầu, hoàn cảnh. Sau đó bạn hãy giúp trẻ biết cách phân chia ngân sách của chúng, khoản nào để tiết kiệm vào heo đất, khoản nào để dành mua áo quần, dụng cụ học tập, khoản nào để tiêu vặt hàng ngày,… để khi ngân sách của trẻ phát sinh bất kỳ ngân sách nào chúng cũng biết cách phân chia hợp lý.  

Có tiền không phải có tất cả

Khi con đòi mua đồ chơi hay bánh kẹo, chúng ta từ chối vì đắt quá, có thể trẻ sẽ nói: “Mẹ đi rút tiền rồi mua cho con nhé”. Với trẻ, những tấm thẻ ATM giống như là một phép màu bởi chúng nhìn thấy chúng ta rút tiền khi đưa thẻ vào máy.

Cha mẹ hãy giải thích với trẻ rằng vì bố mẹ làm việc chăm chỉ nên mới kiếm được tiền và mẹ gửi tiền vào ngân hàng, mỗi lần cần sẽ rút ra để sử dụng thông qua tấm thể đó nhưng không phải lúc nào trong thẻ cũng có tiền đâu, nếu tiêu nhiều quá thì sẽ hết cả tiền trong thẻ, không thể rút thêm được nữa.

Giải thích cho trẻ hiểu không phải có tiền sẽ có tất cả nhưng tiền sẽ giúp bố mẹ mua được nhà để ở, mua thức ăn, quần áo đẹp cho con. Khi trẻ hỏi: “Nhà mình có giàu không” thì hãy lựa lời để nói với trẻ rằng mình đủ tiền để mua những thứ mình cần trong cuộc sống nhưng không phải là tất cả.

Không phải mọi thứ đều được trả bằng tiền

Nhiều phụ huynh thích thưởng hay trả tiền cho con nếu con làm việc nhà hay làm gì đó giúp cha mẹ nhưng điều đó đôi khi không tốt cho trẻ. Trẻ làm việc nhà giúp bố mẹ và mọi người phải xuất phát từ suy nghĩ đúng đắn của mình chứ không phải làm để được trả tiền.

Bạn cũng cần lưu ý khi dạy trẻ về tiền bạc, để chúng không có suy nghĩ tiền bạc là vạn năng (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)

Hãy dạy trẻ rằng có những việc chúng ta làm cho mọi người không được trả tiền nhưng vẫn cảm thấy vui và hạnh phúc. Chính những việc đó sẽ giúp trẻ hình thành thói quen giúp đỡ người khác và sự đoàn kết, chia sẻ với các thành viên trong gia đình.

Dạy trẻ nỗ lực kiếm thứ mình muốn

Điều này sẽ cho trẻ hiểu rằng mọi thứ không dễ dàng gì mà có được, tất cả đều phải trải qua quá trình lao động vất vả, cực nhọc. Do đó, ngay khi trẻ còn nhỏ, bố mẹ không nên thỏa mãn mọi yêu cầu của trẻ, hãy giúp trẻ nhận biết được giá trị của những món đồ và buộc chúng phải cố gắng để có được điều đó.

Các em cần biết rằng chúng không thể luôn luôn có được điều chúng muốn nếu không tự kiếm ra tiền. Nếu chúng mua sắm với số tiền tự chúng kiếm được, chúng sẽ học được cách quý trọng món đồ đó.

Nếu mua sắm với số tiền tự kiếm được, trẻ sẽ học được cách quý trọng món đồ đó (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)

Khuyến khích con em đề ra một mục tiêu tài chính sẽ giúp các em có trách nhiệm kiếm tiền. Khi con bạn ở một lứa tuổi thích hợp, hãy khuyến khích chúng đăng ký làm việc để tích lũy kinh nghiệm. Có thể bắt đầu bằng những công việc đơn giản và thích hợp và hãy để cho con bạn toàn bộ số tiền mà chúng kiếm được. Để động viên trẻ không từ bỏ những mục tiêu đã đề ra, bạn có thể hỗ trợ một phần về tài chính cho chúng tùy điều kiện thích hợp.

Thực hành những gì bạn đã giảng

Trẻ em thường bắt chước các hành vi. Nếu bạn tạo một món nợ khổng lồ qua thẻ tín dụng, bọn trẻ cũng sẽ làm theo. Nếu bạn chi tiêu lãng phí, chúng cũng sẽ dùng vô tội vạ những đồng tiền của bạn. Nếu bạn đã mắc sai lầm trong quá khứ, hãy chia sẻ cho chúng biết: “Nếu bố mẹ biết hậu quả như thế, bố mẹ đã làm khác”.

Thảo luận về những thay đổi mà bạn có thể thực hiện, chỉ ra cho các con hiểu làm thế nào để phục hồi trở lại trong giai đoạn khó khăn - một bài học đặc biệt có ý nghĩa trong nền kinh tế này.

6 lí do bố mẹ nên xem Olympic cùng con
6 lí do bố mẹ nên xem Olympic cùng con
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Nếu bạn đang theo dõi Olympic cùng con, bạn sẽ thấy việc này không chỉ rất thú vị mà còn mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn