Dịch đau mắt đỏ: Nhỏ sữa mẹ, rửa lá trầu không có hết đau mắt như lời đồn?

( PHUNUTODAY ) - Trong tâm điểm dịch đau mắt đỏ, nhiều người mách nhau nhỏ sữa mẹ vào mắt, rửa mắt bằng lá trầu không có thể khỏi bệnh. Thực hư ra sao?

Dịch đau mắt đỏ hiện nay vẫn đang tiếp tục hoành hành ở nhiều địa phương. Theo kinh nghiệm dân gian nhiều người truyền tai nhau nhỏ trực tiếp sữa mẹ vào mắt trẻ, rửa nước lá trầu không sẽ khỏi bệnh. Thông tin này khiến nhiều người nửa tin nửa ngờ.

nho sua me

Vì sao dân gian nói sữa mẹ chữa đau mắt?

Sữa mẹ là thực phẩm tự nhiên cao quý và tinh túy nhất trong trời đất. Sữa mẹ có kháng thể giúp trẻ khỏe mạnh. Xa xưa khi y học chưa phát triển các thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng chưa có nhiều thì dân gian dùng phương pháp tự nhiên như dùng sữa mẹ, các loại thảo mộc. Do đó theo kinh nghiệm dân gian sữa mẹ có tính sát trùng nên nhỏ vào mắt trẻ bị đau có thể giảm tình trạng này.

Tuy nhiên so với y học hiện đại thì việc làm này không chắc chắn kết quả mà còn có thể có hại vì trong sữa mẹ nhiều dinh dưỡng, khi nhỏ vào mắt có thể khiến cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Do đó quan niệm này so với thời hiện tại là không còn phù hợp nữa. Thế nên các bà mẹ trẻ không nên áp dụng cách này khi con đau mắt.

la trau khong

Chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả?

Lá trầu không là lá được dùng nhiều trong nghi thức thờ cúng và tục ăn trầu của người Việt. Lá trầu được xem là có tính sát khuẩn. Trong 100g lá trầu không có thành phần như năng lượng: 44 kcal, nước: 85,6g, protein: 3,1g, lipid: 0,8g, muối khoáng: 2,3g, chất xơ: 2,3g, cacbohydrat: 6,1g, canxi: 0,5g, sắt: 0,007g, vitamin A: 2,5mg. Hơn nữa lá trầu cũng rất giàu  vitamin nhóm B, acid ascorbic, carotene, tinh dầu.

Lá trầu không có tính sát khuẩn nên có thể hỗ trợ giảm tình trạng đau mắt, viêm nhiễm. Tuy nhiên dùng nước trầu không phải đúng cách như xông đúng nhiệt, tránh quá nóng mà tổn thương giác mạc. Nước rửa phải đảm bảo sạch sẽ, vô khuẩn. Tại một số bệnh viện đã có một số trường hợp không đúng vì pha chế không đảm bảo khi pha nước trầu không, nhiệt độ nước quá nóng.

Bởi vậy lá trầu không có thể áp dụng tuy nhiên cần cẩn trọng. Vì chúng có thể gây tác dụng phụ nên phương pháp này không được bác sĩ khuyến cáo trong thời đại hiện nay.

Khuyến cáo bệnh nhân đau mắt đỏ

Khi bị đau mắt đỏ, bạn nên đi khám để bác sĩ kê thuốc. Hiện nay y học hiện đại đã có những loại thuốc tốt để trị tình trạng này. Tránh nhỏ thuốc kháng sinh không đúng vì có thể gây hại mắt, khô mắt, mờ mắt. Bệnh nhân đau mắt đỏ nên tránh tiếp xúc để tránh lây lan cho người khác.

Khi bệnh nhân khỏi nhớ phải vệ sinh lại kính mắt để tránh tái nhiễm.

Cách phòng ngừa đau mắt đỏ:

- Hạn chế dụi tay vào mắt, mũi, miệng để tránh lây lan và phân tán virus. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn tay.

- Sử dụng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để rửa mắt khi đi bên ngoài về. Không nên tự ý dùng các loại nước nhỏ mắt khác vì có thể có kháng sinh

- Khi có dấu hiệu của bệnh cần đến cơ sở y tế để sớm được thăm khám và nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây lan bệnh.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn