Tampon là gì?
Tampon là loại băng vệ sinh (BVS) có hình giống chiếc que nhỏ bằng đầu ngón tay. Khi sử dụng bạn phải đưa hẳn BVS này vào sâu trong âm đạo.Tampon còn có một đoạn dây để có thể lấy ra và kiểm soát. Tampon có chức năng không khác BVS thông thường (dạng miếng-pads). Nhưng tampon lại được một số người lựa chọn sử dụng, vì khi dùng tampon bạn sẽ thấy thoải mái và thuận tiện hơn trong những ngày “đèn đỏ” ( tampon được đặt sâu trong cơ thể).
Tampon có khả năng thấm hút tốt, hầu như không có hiện tượng trào ra ngoài. Cách sử dụng tampon khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện đúng như hướng dẫn.
Tuy nhiên, trước khi quyết định dùng tampon cho những ngày “đèn đỏ”, bạn nên cân nhắc kĩ một vài điểm sau.:
- Tampon cần thay 2h một lần. Điều này sẽ gây bất tiện hơn về mặt thời gian đối với bạn, vì BVS dạng miếng 3-4h mới phải thay một lần.
- Tampon được đưa sâu vào bên trong âm đạo. Điều đó rất có thể sẽ ảnh hưởng đến màng trinh của bạn.
- Hiện tại ở Việt Nam chưa có một công ty chính thức nào phân phối mặt hàng này. Hãy check các thông tin kỹ để tránh dùng phải hàng kém chất lượng.
Wassen là trường hợp cụ thể gặp tác dụng phụ sốc độc tố do dùng tampon. |
- Khi đưa tampon vào cơ thể cũng giống như đưa một dị vật vào cơ thể, vì vậy một số bạn có thể xảy ra phản ứng.
- Do khả năng hút thấm mạnh, lại được đưa sâu vào âm đạo nên tampon có thể hút cả những chất dịch có tác dụng giữ ẩm nằm sâu trong âm đạo, làm khô môi trường bên trong âm đạo. Khả năng thấm hút mạnh này có thể gây ra hội chứng sốc nhiễm độc (Toxic Shock Syndrome – TSS). Hội chứng này do độc tố vi khuẩn Streptoccoci gây ra. Bệnh tuy hiếm nhưng có thể dẫn đến chết người.
Cơ quan Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cảnh báo: Việc sử dụng BVS dạng ống (Tampon) có độ thấm hút quá cao có nguy cơ gây nhiễm TSS.
Nguy hại khôn lường nếu bị sốc độc tố:
Bạn không thể bỏ qua khuyến cáo về nguy cơ bị sốc độc tố (Toxic Shock Syndrome - TSS) khi sử dụng tampon thay cho băng vệ sinh trong mỗi kì nguyệt san. Thực tế, đây là một trong những tác dụng phụ của tampon và có thể đe dọa tính mạng của người dùng do các vi khuẩn làm lây lan chất độc trong cơ thể.
Lauren Wasser, cô người mẫu 27 tuổi, đã sử dụng tampon từ 3 năm trước đây. Nhưng cô đã không may mắn và gặp tác dụng phụ là nhiễm sốc độc tố và phải cắt bỏ một phần chân phải cùng toàn bộ các ngón chân.
Wassen là trường hợp cụ thể gặp tác dụng phụ sốc độc tố do dùng tampon nhưng điều đó không có nghĩa là bạn "tẩy chay" loại băng vệ sinh này.
Cuộc sống của cô gái gặp nhiều khó khăn. |
Theo ông Owen Montgomery, Giám đốc khoa Sản phụ khoa của trường Y thuộc Đại học Drexel tại Philadelphia, Pennsylvania và là phát ngôn viên Quốc hội sản phụ khoa Mỹ thì trong 100.000 phụ nữ dùng tampon, chỉ 1-2 người gặp tác dụng phụ.
Những phụ nữ có vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcus aureus) trong âm đạo và cơ thể thiếu protein để chống lại các vi khuẩn này mới dễ bị sốc độc tố khi dùng tampon. Đây là một yếu tố mang tính di truyền, nên phụ nữ da trắng có nguy cơ cao hơn những phụ nữ khác. Cuối cùng, nguy cơ xảy ra là do bạn để tampon trong âm đạo quá lâu mà âm đạo tạo ra một môi trường thân thiện cho vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn phát triển quá mức sẽ phá vỡ hệ thống bảo vệ của cơ thể và dẫn đến sốt cao, bong da, phát ban, đau cơ, hoặc chóng mặt... - các triệu chứng đầu tiên của sốc độc tố. Biến chứng nặng hơn có thể là suy đa phủ tạng và không lưu thông đến các chi, dẫn đến phải cắt bỏ chi - như trường hợp của cô người mẫu Wasser.
Tiến sĩ Mongomery cho biết thêm, nếu không điều trị kịp thời, sốc độc tố có thể dẫn đến tử vong.
Kiêng cữ quá đà, sản phụ tử vong (Xã hội) - (Phunutoday) - Trong tiếng Trung, việc ở cữ được gọi là “Zuoyezi” (ngồi 1 tháng). |