Lễ hội ném gạch đá - biến tướng của lễ hội ném cà chua

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Phiên chợ này đã bị biến tướng khi những trò chơi mang tính giải trí cao nay đã bị một số thanh niên lợi dụng để trả thù nhau, nhiều cuộc thanh trừng, đánh nhau dẫn đến nhập viện liên tục xảy ra.

Phiên chợ Chuộng được tổ chức duy nhất một lần vào mùng 6 Tết Nguyên đán hằng năm, địa điểm tổ chức nằm tại một thửa đất trống thuộc xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. Sự kiện này đã được duy trì từ hàng chục năm nay và thu hút hàng ngàn du khách thập phương tham dự.

Lễ hội thu hút sự tham gia của rất nhiều du khách.

Về nguồn gốc của phiên chợ Chuộng, các cụ cao niên kể lại: "Vào thời Lê, đúng vào ngày mồng 6 Tết, có một vị tướng bị giặc đuổi chạy qua đây. Để tránh bị địch phát hiện, vị tướng ra lệnh quân sĩ cùng dân làng họp chợ. Khi quân địch đến tưởng đó chỉ là một phiên chợ quê bình thường, không đề phòng, cảnh giác. Lúc vị tướng phát lệnh dân làng tấn công, quân địch bất ngờ không kịp trở tay và bị giết sạch. Và cũng từ đó, cứ mồng 6 Tết người dân lại nô nức đến chợ để tưởng nhớ vị tướng có công giúp dân giết giặc".

Người dân chỉ cần bỏ ra từ 5.000 – 10.000 đồng mua 1 túi cà chua.

Điểm độc đáo chính là trong phiên chợ này, người dân bản địa và du khách dùng cà chua, trứng thối ném vào người nhau. Theo quan niệm của các cụ cao niên trong làng, người nào trúng “đạn cà chua” thì sẽ gặp nhiều may mắn trong năm mới. Người nào bỏ lỡ phiên chợ Chuộng thì có thể gặp đen trong cả năm mới. Vì vậy, cứ sáng mồng 6 Tết, từ già trẻ, gái trai khắp nơi, không ai bảo ai, tất cả đều đến tham dự. Vì vậy, du khách đến đây rất háo hức, họ sẵn sàng chịu những cơn mưa cà chua, trứng thối từ đối phương ném lên người mình.

Phiên chợ năm nay diễn ra dưới thời tiết thuận lợi nên lượng du khách đến tham dự đông hơn nhiều so với mọi năm. Phiên chợ này bày bán rất nhiều thứ hàng hóa, tuy nhiên cà chua, trứng… là những thứ cơ bản không thể thiếu để tạo nên nét đặc trưng. Người dân chỉ cần bỏ ra từ 5.000 – 10.000 đồng mua 1 túi cà chua, họ sẽ có cơ hội tham gia cuộc “hỗn chiến” độc đáo này.

Sau khi người có uy tín nhất làng ra lệnh khai hội, từng tốp thanh niên (khoảng chục người, gồm cả nam lẫn nữ) đại diện cho từng làng sẽ tiến về vị trí quy định, vũ khí họ được phép sử dụng là cà chua, trứng gà. Bên cạnh việc ném cà chua, người dân còn có thể đánh nhau để cầu may.

Tuy nhiên, phiên chợ này đã bị biến tướng.

Tuy nhiên, phiên chợ này đã bị biến tướng khi những trò chơi mang tính giải trí cao nay đã bị một số thanh niên lợi dụng để trả thù nhau, nhiều cuộc thanh trừng, đánh nhau dẫn đến nhập viện liên tục xảy ra. Theo quy định, người chơi chỉ được phép sử dụng cà chua, trứng làm vũ khí, tuy nhiên nhiều thanh niên vô ý thức vẫn sử dụng gạch đá để tấn công nhau, không ít người đã dính chấn thương.

Gạch đá được thay thế cho cà chua.

Bên cạnh đó, phiên chợ vẫn tồn tại nhiều bất cập như nạn ăn mày, buôn bán, sử dụng súng đạn có tính sát thương cao hay trò mê tín bói toán lan tràn. Để phiên chợ này được duy trì, giới chức trách đã phải rất vất vả để ngăn chặn những hành động quá khích dẫn tới ẩu đả thực sự.

Cũng trong ngày hôm nay 5/2, tức mùng 6 tháng Giêng âm lịch, Lễ hội chùa Hương, lễ hội tâm linh dài ngày nhất và cũng là một trong những lễ hội lớn nhất cả nước, chính thức khai mở. Tuy nhiên, một số nỗi bức xúc của du khách nhiều năm qua vẫn tồn tại. Đó là tình trạng chặt chém, buôn bán thịt thú rừng, vệ sinh cảnh quan ở các di tích chưa được cải thiện nhiều.

Quang cảnh sân Thiên Trù trong lễ khai hội chùa Hương.

Tại lễ hội chùa Hương năm nay, tình trạng xả rác ở trạm kiểm soát vé diễn ra phố biến gây mất mỹ quan, thịt thú rừng vẫn được bày bán công khai và nhan nhản. Trong số nhiều dịch vụ có hiện tượng chặt chém, đổi tiền lẻ để cúng lễ có mức độ “chém” kinh khủng nhất.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn