Loại cá giàu canxi gấp 6 lần cá chép, 10 lần cá lăng, người già hay trẻ ăn đều tốt cả

( PHUNUTODAY ) - Mùa rộ cá chạch là dịp cận Tết Nguyên đán, người ta mua cá chạch "ngộp" về rửa sạch, ướp sơ nước mắm nhĩ, đem phơi chừng 3 nắng rồi treo trên giàn bếp để nướng ăn dần.

Cá chạch là một loại cá nước ngọt nhỏ hay còn gọi là chạnh, tuy trông rất nhỏ và không thường xuyên xuất hiện trên bàn ăn hàng ngày của người dân nhưng ăn chạnh lại rất tốt cho sức khỏe con người. Câu nói “rùa trên trời, chạch dưới đất” ca ngợi hương vị và chất lượng thịt của cá chạch, còn danh hiệu “nhân sâm trong nước” là lời khẳng định giá trị dinh dưỡng của nó.

Lợi ích của cá chạch

Trong y học cổ truyền, cá chạch còn gọi là nê thu hay thu ngư. Cá này có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ trung ích khí, khử thấp tà, giải khát, tỉnh rượu; dùng chữa tiêu khát (tiểu đường), liệt dương, viêm gan virus, trĩ và lở ngứa.

ca-chanh-song-ngon

Cá chạch có màu vàng, nâu hoặc xám đen, lưng sẫm hơn bụng, trên thân có nhiều chấm, mỗi chấm do rất nhiều chấm nhỏ hợp thành. Ở gốc vây đuôi có một chấm to màu đen, trên vây có nhiều sọc đen. Ở miền Nam còn có chạch lấu - cũng là loại cá chạch nhưng rất lớn, nướng, chiên hay làm lẩu đều ăn rất ngon.

Cá chạch có tới 9,6% protein chất đạm với nhiều axít amin không thay thế, 3,7 lipit (chất béo), 28 mg Ca, 72 mg P, 0,9 mg Fe và nhiều loại vitamin như A, B1, B2… Cá chạch có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, đặc biệt là bổ dương. Ngoài ra, cá chạch còn có tác dụng chữa bệnh.

Món ngon từ cá chạch

Cá chạch kho tộ là món ngon của dân sành ẩm thực. Nhưng "độc chiêu" hơn là cá chạch nấu canh lá gừng. Cá làm sạch ruột, rửa sạch, cho vô nồi nước sôi. Khi cá chín, cho nắm lá gừng non xắt nhỏ vào. Cũng ngon như vậy là cá chạch kho nghệ. Món này giúp bữa cơm thơm ngon, đậm đà lại còn có tác dụng bảo vệ dạ dày thêm tốt hơn, nhờ nghệ.

Empty

Cùng họ cá chạch nhưng to hơn là chạch lấu (Mastacembelus armatus). Chạch lấu có thể chế biến thành nhiều món ngon, nhưng "độc chiêu" là nướng. Cá bỏ ruột, rửa sạch, để lên bếp than, trở đều cho đến khi cá chín.

Cách nướng thứ hai là cho cá lên bếp than nóng hơ cho thật ráo nước, rồi vùi cá vào tro nóng cho tới khi chín, nướng trui. Cả hai món này ăn với muối hột đâm ớt sừng trâu. Điểm đáng lưu ý là khi nướng thì không được cắt cá ra thành từng khúc, dù cá to, bởi sẽ làm cá mất hết mùi vị đặc trưng. Nhưng như vậy vẫn chưa "đã", bởi còn cách nướng khác hấp dẫn hơn. Cá chạch chọn con còn sống cạo phần nhớt ngoài da, lấy dao rạch trái mướp từ trên xuống, nhét cá vào trái mướp cho thật kỹ, sau đó lấy dây kẽm quấn chặt để khi nướng trái mướp được giữ nguyên không nứt ra.

Dùng hai nhánh tre tươi cắm vào hai đầu trái mướp, đặt lên bếp than hồng lửa liu riu, nước mướp ngọt sôi chảy ra thấm vào cá. Dùng đũa tách, gắp miếng thịt cá trắng ngần, khéo tay gói cùng rau sống, dưa leo, ớt hiểm xanh đỏ trong chiếc bánh tráng rồi chấm vào chén nước mắm me pha bột ngọt, giằm ớt trước khi ăn. Món ăn sẽ khiến bạn tê mê đầu lưỡi!

ca-chach-nau-la-giang

Với món chạch lấu nấu lá giang thì phải cắt cá thành từng khúc, chiên vàng trước khi cho nước vào nấu.

Lưu ý: Không nên mua chạch đã chết. Có rất nhiều ký sinh trùng và nấm trong môi trường nơi con chạch sinh sống. Và hơn 1 giờ sau khi chết, lượng lớn protein trong chạch là môi trường hoàn hảo, một số lượng lớn nấm sẽ sinh sôi nhanh chóng và không thích hợp làm thức ăn để tránh nhiễm nấm và ký sinh trùng.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link