Thịt đỏ
Ăn quá nhiều thịt đỏ có hàm lượng protein cao có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Lí do là vì việc chuyển hóa protein sẽ hạn chế quá trình bài tiết chất cặn bã, nên điều này gây tác động không nhỏ đối với thận. Quá trình trao đổi protein từ thịt động vật còn để lại lượng axit đáng kể trong cơ thể.
Đồ uống có ga
Thường xuyên uống đồ uống có ga, chẳng hạn như soda, đồ uống năng lượng và một số loại nước ép đóng chai cũng làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận. Một nghiên cứu năm 2007 được công bố lưu ý rằng đồ uống có ga có chứa axit photphoric gây ra những thay đổi tiết niệu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính.
Thực phẩm giàu Oxalate
Sỏi thận hình thành do sự tích tụ canxi oxalat, do đó, ăn các thức ăn giàu oxalate với số lượng lớn có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Oxalate trong nước tiểu kết hợp với canxi sẽ hình thành sỏi thận canxi-oxalat. Các loại thực phẩm giàu oxalate nên tránh là rau chân vịt, đậu bắp, củ dền, cải xoăn, cần tây, sữa đậu nành, dâu tây và rau cải Thụy Sĩ.
Chế phẩm từ đậu
Đậu cũng là món ăn rất phổ biến trong cuộc sống, vì chúng chứa hàm lượng protein phong phú và cũng là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe.
Mặc dù người ta nói rằng, đối với người khỏe mạnh, không có hại gì khi ăn các chế phẩm từ đậu, thậm chí là rất tốt, nhưng nếu bệnh nhân bị sỏi thận thì hãy biết cách kiểm soát khi ăn các món này.
Nhiều loại đậu chứa protein phong phú làm cho cơ thể kém hấp thụ, tạm hiểu là hấp thụ không hết, do đó tất cả các chất dinh dưỡng dư thừa đó được giữ lại và có thể tạo thành sỏi thận.
Ăn nhiều có thể làm tăng kích thước sỏi hoặc thậm chí còn tạo ra những viên sỏi mới.
Chất làm ngọt nhân tạo
Nhiều người trong chúng ta sử dụng chất làm ngọt nhân tạo thay vì đường khi uống cà phê hoặc trà để cắt giảm lượng calo. Tuy nhiên, chất tạo ngọt nhân tạo có thể làm giảm chức năng thận nếu dùng quá nhiều. Thêm vào đó, chất làm ngọt nhân tạo nhiều cũng làm nồng độ acid uric trong máu tăng cao làm suy giảm chức năng đào thải của thận.