Năm Rồng, ăn những món ngon bổ dưỡng từ "thịt rồng"

( PHUNUTODAY ) - Đậu rồng được ví như "thịt rồng". Từ lâu, đậu rồng là một trong số những loại thực phẩm không những thơm ngon mà còn bổ dưỡng được nhiều gia đình người Việt ưa chuộng.

Đậu rồng thuộc họ đậu, còn có các tên gọi khác là đậu khế, đậu vuông, đậu có cánh (winged bean). Đậu rồng có tên khoa học là Psophocarpus tetragonolobus, thuộc họ đậu, thân leo, sống được nhiều năm, trái thuộc dạng quả đậu nhưng có rìa tạo thành 4 cánh mép dợn sóng, trong chứa nhiều hạt to.

Trái đậu rồng màu xanh, có 4 cạnh tương tự như trái khế nhưng răng cưa và không mọng nước. Không chỉ trái đậu rồng mà tất cả các phần khác của cây đều có thể ăn được – như lá, củ. Trong đó, hoa của cây đậu rồng còn được dùng làm món xà lách, rau ghém. Hạt được phơi khô và nấu nước có vị giống cà phê.

nhung mon dau rong 05

Nhà nông trồng đậu rồng để lấy trái ăn như các loại rau xanh khác. Ngày nay người ta cho lai nhiều giống như màu vàng, trắng, tím, khi ăn sống có mùi thơm nhẹ. Loại quả này được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á như Ấn Độ, Burma, Sri Lanka, Thái lan, Philippines và Indonesia... Ở nước ta đậu rồng được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam. Đậu rồng là món ăn hàng ngày của người Phillipin, họ gọi là "Sigarilyas".

Theo MDPI, từ khoảng 2.600 năm trước Công nguyên, đậu rồng đã sử dụng làm "cây thuốc", vì có nhiều chứa vitamin, magie, dầu, protein thực vật và carbohydrate. Ngoài ra, đậu rồng còn chứa rất nhiều chất chống ôxy hóa, chống viêm và các đặc tính tăng cường sức khỏe khác.

Theo Full of Plants, đậu rồng cung cấp nhiều protein, chỉ riêng hạt đậu rồng đã chứa 20% protein. Lá cũng chứa lượng protein cao hơn, lên tới 15% so với các loại rau lá xanh khác. Sau đó là vô số axit amin và lượng chất xơ cũng như khoáng chất có lợi cao như sắt, kali, mangan và đồng. Như vậy vẫn chưa đủ, lượng folate đáng kể trong đậu rồng có lợi cho phụ nữ mang thai và có thể hỗ trợ duy trì sức khỏe não bộ cũng như điều chỉnh lượng đường trong máu.

Empty

Còn trong Đông y, đậu rồng được đánh giá là có tính mát, vị ngọt, bổ dưỡng, giảm triệu chứng khó tiêu, đầy chướng bụng…

Những món ăn ngon bổ và bổ dưỡng từ đậu rồng

Trong dân gian, đậu rồng được coi là "thực phẩm của người nghèo", vì tất cả quả đậu rồng đều có thể được sử dụng làm thực phẩm, và lại mang hàm lượng dinh dưỡng rất có lợi cho cơ thể. Dưới đây là các món ăn ngon từ đậu rồng:

Đậu rồng dùng làm món xào và ăn sống

Hoa và lá non của đậu rồng được dùng làm món xà lách hoặc rau ghém.

Trong khi trái non có thể kết hợp với thực phẩm khác để tạo ra những món xào thơm lừng hay bát canh chua nóng hổi.

nhung mon dau rong 04

Nhưng dù chế biến món gì đi chăng nữa thì đậu rồng ăn sống vẫn là ngon nhất. Nó vừa nhanh lại không mất đi hương vị vốn có. Đậu rồng giòn sật sật, vị ngọt nhẹ, thơm phớt, nhai rất đã răng.

Ngoài ra, hạt đậu rồng khô có thể làm giá đỗ, rau mầm rất bổ dưỡng và ngon miệng. Riêng hạt đậu rồng già ăn rất bùi thơm như hạt đậu gián.

Hạt đậu rồng dùng nấu xôi và chè

Cách nấu xôi từ đậu rồng cũng tương tự như đậu xanh, đậu đen, lạc, ngô… Nghe có vẻ hơi lạ khi nấu xôi từ hạt đậu rồng nhưng nó vẫn rất ngon và có mùi vị khó diễn tả.

Xôi đậu rồng có mùi của hạt đậu rồng quyện với mùi gạo nếp tạo nên một hương thơm rất lạ: hơi hăng nhẹ nhưng ăn rất bùi béo, dẻo ngọt. Xôi có màu vàng đậm, hoặc cánh gián cũng trông rất bắt mắt.

nhung mon dau rong 06

Cách nấu chè đậu rồng cũng không khác gì so với các loại chè đậu khác, nhưng sẽ phải ngâm hạt rồng lâu hơn vì nó khá to và cứng.

Đậu rồng, vị thuốc quý chữa nhiều bệnh

Ngoài chức năng chế biến thành thực phẩm tiêu thụ hàng ngày, đậu rồng còn là vị thuốc quý giúp hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.

Hạt đậu rồng trị đau dạ dày hiệu quả

Trong Nam dược, hạt đậu rồng có thể chữa đau dạ dày hiệu quả. Đem 15-20 hạt đậu rồng rang cho vàng rồi để nguội. Dùng hạt trước mỗi bữa ăn khoảng 20-30 phút và mỗi ngày thực hiện 2-3 lần. Mỗi lần sử dụng, người bệnh chỉ cần lấy một vài hạt đậu rồng để nhai cho nhuyễn rồi nuốt trôi cùng với một ít nước.

dau rong mon an ngon

Ăn quả đậu rồng hỗ trợ điều trị hen suyễn

Theo MDPI, có một điều rất đặc biệt là đậu rồng chứa khá nhiều magie. Trong khi người bị hen suyễn cần được bổ sung magie thường xuyên để kiểm soát triệu chứng bệnh. Người bị hen suyễn ăn đậu rồng sẽ giúp giảm các cơn hen cấp, cơ phế quản được thư giãn và điều hòa nhịp độ của hơi thở.

Ăn đậu rồng giúp ổn các bệnh huyết áp, tiểu đường, tim mạch

Theo Full of Plants, kali chứa trong đậu rồng giúp ổn định nhịp tim, hạn chế ôxy hóa thành mạch, giảm thiểu cholesterol xấu, kiểm soát huyết áp, bảo vệ tim mạch trước nguy cơ đột quỵ, thiếu máu cơ tim, điều tiết insulin, hỗ trợ chuyển hóa glucose và cân bằng lượng đường trong máu.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link