Những bệnh di truyền từ mẹ sang con

12:45, Thứ năm 03/04/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Trầm cảm, ung thư vú, bệnh tim, viêm khớp, hói đầu... là một trong những căn bệnh dễ di truyền từ mẹ sang con cái.

Đau nửa đầu

Theo tiến sĩ Kate Henry, một nhà thần kinh học của Đại học New York, có 70-80% các cô gái sẽ có “di sản” đau nửa đầu này từ người mẹ. Các nhà nghiên cứu tìm thấy khiếm khuyết gen trên được gọi là tresk.

Gen đó là nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu. Nếu gen này không hoạt động tốt, môi trường xung quanh trong đó có các yếu tố như pho mát, tiếng ồn, caffeine có thể dễ dàng kích thích cảm giác đau trong não là nguyên nhân gây đau nửa đầu. Khi gen bị khiếm khuyết có ở những bệnh nhân ít hoạt động sẽ gây ra đau đầu nghiêm trọng hơn.

Nhiều người bị đau nửa đầu rất nhạy cảm với một số loại thực phẩm như sôcôla, phô mai, cà phê, cam, và rượu vang đỏ. Nội tiết tố cũng rất ảnh hưởng vì mức estrogen và progesteron lên xuống trong chu kỳ kinh nguyệt có thể gây ra chứng đau nửa đầu.

những bệnh di truyền tù mẹ sang con

Ung thư

Có 3% bệnh nhân ung thư vú ở Anh có được tế bào ung thư là “tài sản” của người mẹ để lại. Những phụ nữ mang gen BRCA1 hoặc BRCA2 bị đột biến sẽ dễ dàng để lại tình trạng này cho con gái của mình. "Hầu hết phụ nữ có gen đột biến này sẽ có tế bào ung thư phát triển ở độ tuổi rất trẻ", tiến sĩ Elizabeth Rapley, chuyên gia ung thư di truyền từ Viện nghiên cứu ung thư cho biết.

Những phụ nữ có tiền sử ung thư trong gia đình được khuyến khích thực hiện kiểm tra di truyền để có thể dễ dàng theo dõi tình trạng bệnh của mình. Ngoài ra, nên sống theo lối sống khỏe mạnh bằng cách giữ chế độ ăn uống đảm bảo đủ dinh dưỡng, ngủ đủ thời gian và chất lượng, và tránh hút thuốc và uống đồ uống có cồn.

Trầm cảm

Có 10% phụ nữ bị trầm cảm do di truyền từ người mẹ, theo nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia về Sức khỏe Tâm thần của Hoa Kỳ. Bệnh tâm thần như trầm cảm sau sinh và rối loạn lưỡng cực được biết là xảy ra trong gia đình theo di truyền.

Các nhà khoa học đã phân lập một gen đột biến, được gọi là tryptophan hydroxylase-2, có thể gây trầm cảm. Đây là gen đột biến do não bộ thiếu hụt serotonin, một hormone điều chỉnh tâm trạng. Tuy nhiên, cho đến nay, một mối liên hệ di truyền trực tiếp chưa được chứng minh.

Phụ nữ có tiền sử trầm cảm trong gia đình được khuyên nên tránh xa căng thẳng, hoảng sợ, và việc uống rượu có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Loãng xương

Nếu mẹ của bạn đã được chẩn đoán dễ bị bị loãng xương, gãy xương hoặc thậm chí chỉ đơn giản là xương mỏng, nhỏ xương... thì bạn cũng cần chú ý đến sức khỏe của xương của mình. Cấu trúc xương bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tính di truyền và có tính tương quan đáng kể về kích thước, độ dày, mật độ xương.

Mức độ loãng xương của mẹ bạn có thể cho bạn biết kích thước hay độ dày của xương, bạn có nguy cơ loãng xương hay không. Nhưng việc chăm sóc xương khỏe mạnh lại phụ thuộc vào bạn vì sức khỏe xương của bạn còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường, thói quen sống, bệnh tật mà bạn mắc phải.

Ngoài ra, uống nhiều rượu, hút nhiều thuốc lá, ăn uống thiếu dinh dưỡng... cũng có thể làm cho xương của bạn yếu đi. Để xương chắc khỏe, bạn nên tập thể dục đều đặn, giữ trọng lượng cân đối, bổ sung đủ canxi, magiê, và vitamin 3...

Béo phì

Theo nghiên cứu tiến hành ở Anh, những người phụ nữ có bản sao gen FTO có nguy cơ đến 70% bị béo phì cao hơn so với những phụ nữ không có trùng lặp gen này. Một nghiên cứu khác phát hiện chỉ có 4% các cô gái bị béo phì dù mẹ họ có trọng lượng bình thường, và có 41% phụ nữ bị béo phì vì mẹ mình cũng bị béo phì.

Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Quốc tế về béo phì trong năm 2009 đã nêu, có một mối liên hệ mạnh mẽ giữa người mẹ và con gái béo phì, cũng như người cha và con trai đối với bệnh béo phì.

Với những thực tế này, các bậc phụ huynh nên giúp con trẻ giữ chế độ ăn uống bằng cách hạn chế lượng calo và các hoạt động trong gia đình khiến trẻ ít vận động như ngồi xem tivi, khuyến khích trẻ tập thể dục thường xuyên...

những bệnh di truyền tù mẹ sang con

Khó sinh nở

Kích thước và hình dạng xương chậu của mẹ rất dễ di truyền cho con gái và đây là mọt trong những nguyên nhân khiến ca sinh nở khó khăn hơn. Nếu mẹ bạn từng khó sinh nở thì bạn nên cẩn thận nhé. Vấn đề rạn da, giãn tĩnh mach, huyết áp thai kỳ cũng rất dễ di truyền từ mẹ sang con.

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được khám sức khỏe sinh sản trước và trong thời gian mang bầu.

Bệnh cao huyết áp

Theo thống kê của nhiều tác giả cho thấy bệnh cao huyết áp có thể có yếu tố di truyền. Trong gia đình nếu ông, bà, cha, mẹ bị bệnh cao huyết áp thì con cái có nguy cơ mắc bệnh này nhiều hơn. Vì vậy, những người mà tiền sử gia đình có người thân bị cao huyết áp càng cần phải cố gắng loại bỏ các yếu tố nguy cơ mới có thể phòng tránh được bệnh cao huyết áp.

Điều này có thể được thực hiện bằng cách tập thể dục, ngồi thiền và tập thở. Đồng thời cũng nên giảm lượng muối tiêu thụ hàng ngày bằng cách tránh các thực phẩm đóng gói và những thực phẩm có chất bảo quản.

Thời kỳ mãn kinh sớm

Có 70-85% phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh sớm nếu có mẹ cũng có trải nghiệm tương tự. Một trong 20 phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh trước tuổi 46 với độ tuổi trung bình của thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ là 51. Nghiên cứu do Đại học Exeter tiến hành cho biết 85% của việc trải qua thời kỳ mãn kinh sớm là do ảnh hưởng của gen.

Điều trị ung thư buồng trứng và phẫu thuật cũng có thể làm tăng nguy cơ mãn kinh sớm. Thật đáng tiếc là không có cách nào để ngăn chặn điều này.

Viêm khớp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn dịch và có tính di truyền mạnh mẽ. Nếu mẹ của bạn mắc chứng viêm khớp, bạn có nguy cơ bị bệnh cao hơn 50% so với bình thường. Viêm xương khớp là tình trạng viêm phổ biến nhất. Trong viêm xương khớp, sụn bảo vệ ở đầu xương bị thoái hóa, vì nó tạo ra ma sát khi di chuyển.

Bạn cũng cần biết thêm rằng, ngoài tính di truyền, các yếu tố khác có thể góp phần tăng nguy cơ viêm khớp là: Thừa cân (dư thừa trọng lượng sẽ gây áp lực lên các khớp xương), chấn thương, căng thẳng, hút thuốc, ăn nhiều thịt đỏ, tiêu thụ nhiều caffeine...

Khi biết các nguy cơ viêm khớp của mình, bạn nên sớm có các biện pháp phòng bệnh càng sớm càng tốt.

Bệnh tim

Hơn 20% nguy cơ bệnh tim xảy ra đối với con nếu người mẹ đã từng bị một cơn đau tim hoặc đau ở phần ngực do gây tắc nghẽn mạch máu...

Một nghiên cứu của trường đại học Oxford cho thấy rằng những người có mẹ từng bị đột quỵ cũng có nguy cơ đau tim và đột quỵ. Nghiên cứu này cho thấy rằng bệnh di truyền về mạch máu có thể ảnh hưởng đến động mạch tim và não.

Tuy nhiên, cho đến nay, theo các chuyên gia thì điều quan trọng là luôn thực hiện một lối sống lành mạnh để duy trì trọng lượng cơ thể, không tiêu thụ quá nhiều chất béo và muối, và rất không nên hút thuốc và uống rượu để tránh các căn bệnh nói trên.

những bệnh di truyền tù mẹ sang con

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một rối loạn di truyền, vì vậy nếu cả bố và mẹ mắc bệnh tiểu đường thì con có nhiều nguy cơ mắc bệnh. Nếu một trong hai bố hoặc mẹ mắc bệnh thì sẽ làm tăng nguy cơ ở con chứ không chắc chắn. Chế độ ăn uống, lối sống, béo phì cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.

Vì vậy, với những người có tiền sử gia đình bị bệnh tiểu đường thì nên bắt đầu thực hiện các thay đổi nhỏ trong lối sống của mình như cắt giảm lượng đường, tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống và tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, năm ngày một tuần.

Hói đầu

Hói đầu là hiện tượng phổ biến ở đàn ông, hiện tượng này có thể do gen của bố hoặc mẹ hoặc cả hai bên biến đổi di truyền. Gen di truyền chính là một trong những nguyên nhân của rụng tóc, hói đầu, song điều này có thể ngăn chặn nếu biết chăm sóc tóc từ sớm.

Phụ nữ bị rụng tóc do di truyền thường có xu hướng tóc mỏng và thưa dần ở vùng quanh chỏm đầu trở xuống. Hiện nay, các bác sĩ da liễu có thể kiểm tra mô hình rụng tóc để xác định xem đó có phải do di truyền hay không, đồng thời có thể yêu cầu xét nghiệm máu để loại trừ các nguyên nhân khác. Với tình trạng này, đã có thuốc bôi da đầu cho cả nam và nữ giới để làm chậm việc rụng tóc.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Cao Thị Thủy