Rau muống ngon và nhiều công dụng nhưng những người này chớ dại ăn nhiều, họa tới ngay miệng

( PHUNUTODAY ) - Rau muống là loại rau phổ biến của Việt Nam ăn ngon miệng và nhiều công dụng với sức khỏe, nhưng rau muống cũng có "vùng cấm" với một số đối tượng

Trong các loại rau xanh thì rau muống phổ biến trên mọi miền đất  nước Việt Nam, từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên không phải loại rau này ai cũng có thể ăn nhiều. 

Lợi ích của rau muống với sức khoẻ

Rau muống được dùng để chế biến nhiều món ăn từ luộc, xào, nộm, muối chua, nấu canh, ăn sống...Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam do GS. Đỗ Tất Lợi biên soạn cho biết, rau muống chứa nhiều khoáng chất canxi, phospho, sắt, vitamin C, B1, B2, PP... Trong một đĩa rau muống luộc khoảng hơn 3 lạng chứa: Năng lượng: 78kcal, Protein 10g, Lipid 1,2g, Glucid 6,6g, Chất xơ 3,1g, Beta-caroten 17.463mg, Vitamin C 72mg, Canxi 312 mg, Sắt 4,4mg, Natri 116,7mg, Kali 1031,2 mg, Kẽm 1,1mg. Không chỉ là món ăn quen thuộc hàng ngày với người Việt Nam, rau muống còn là thực phẩm yêu thích ở nhiều nơi trên thế giới, chẳng hạn như trên đảo Bali (Indonesia), Trung Quốc, Ấn Độ,... Nhìn vào thành phần dinh dưỡng của rau muống có thể thấy đây là một loại rau nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như chống táo bón, tăng cường chất xơ hỗ trợ giảm cân, rau muống bổ sung canxi, giúp thanh nhiệt...

rau-muong-nguoi-khong-nen-an

Đối với văn hóa Việt Nam, rau muống quen thuộc tới nỗi in hình trong nhiều thơ, ca dao. Thế nhưng những đối tượng dưới đây nên hạn chế ăn:

Người đang uống thuốc Đông y

Trong Đông y và kinh nghiệm dân gian thì rau muống có tính chất rã độc, nên khi ăn cùng với thuốc Đông y thì sẽ làm giảm công hiệu của thuốc. Do đó những người đang uống thuốc Bắc thi nên ăn cách xa giờ uống thuốc hoặc ngừng điều trị hãy ăn lại rau muống. Tuy nhiên điều này còn tùy hướng dẫn của thầy thuốc, không phải dùng thuốc đông y nào cũng phải kiêng rau muống. Nhưng đa phần nhiều thang thuốc Đông y đều có thục địa, sinh địa thì nên kiêng rau muống bởi chúng có thể phản ứng với nhau gây ra chất độc có thể gây suy thận, độc hại với thận. 

Người đang bị viêm khớp

Một số người khi ăn rau muống có thể làm tăng tình trạng đau khớp hơn. Tuy nhiên người bị loãng xương, huyết áp 90/60 mmHg, ăn rau muống vẫn tốt do hàm lượng canxi cao. Hàm lượng canxi trong rau muống có thể hỗ trợ những trường hợp thiếu canxi nhưng không bị viêm khớp

rau-muong-xao

Người bị gout

Rau muống là loại rau giàu đạm, không tốt cho người bệnh gout nên những ai bị gout khi ăn rau muống hay thấy phản ứng đau thì nên ngừng ăn.

Người bị sỏi thận

Rau muống chứa hàm lượng oxalate cao nên khi ăn nhiều rau muống có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Những người đang điều trị sỏi, có nguy cơ hình thành sỏi, người bị viêm nhiễm tiết niệu nên hạn chế ăn rau muống. 

rau-muong-luoc

Người dễ dị ứng, tiêu chảy cũng nên cẩn trọng khi ăn rau muống vì có thể khiến cho tình trạng nghiêm trọng hơn. Rau muống trồng dưới nước có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng Fasciolopsis buski có thể xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín, gây khó tiêu, dị ứng, đau bụng.

Khi ăn rau muống nên chú ý:

Rau muống nhiều oxalat nên dễ tạo ra sỏi tiết niệu do đó khi ăn cần chần rau muống qua nước sôi rồi hãy chế biến, để giảm hàm lượng chất này trong rau muống

rau-muong-che

Rau muống thủy sinh rất dễ nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt chúng lại có cấu tạo thân rỗng nên càng có nguy cơ cao.Vì thế tuyệt đối không nên ăn sống, tái. Rau muống khi ăn sống nên chọn loại muống cạn và cần rửa thật sạch, ngâm kỹ càng.

Rau muống rất tốt nhưng không nên ăn quá nhiều một lúc có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn