Thần dược chống ung thư và giảm cân hiệu quả được các bác sỹ Đông y chia sẻ

( PHUNUTODAY ) - Đây không chỉ là thực phẩm giàu dinh dưỡng mà cũng là vị thuốc rất tốt cho cơ thể đặc biệt giúp ngừa ung thư hiệu quả vô cùng.

Các chất dinh dưỡng có trong củ ấu

Các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá, trong củ ấu có nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe như nhiều gluxit, đường glucô, protein… Trong 100g củ ấu có khoảng 48,2g nước, 3,4g protein, 32,1g chất bột đường, 3,3g đường, 17,6mg can-xi, 0,4mg kẽm, 0,7mg sắt, 0,8mg natri, 468mg kali và khoảng 730 calorie.

1_57686

Trong Đông Y, củ ấu vị ngọt, tính mát; vào tỳ, vị. Các thành phần của cây củ ấu đều được coi như một vị thuốc. Thân cây vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng tiêu viêm giải độc. Củ ấu có tác dụng ích khí kiện tỳ, thanh thử giải nhiệt lương huyết, trừ phiền chỉ khát.

Củ ấu non ăn sống có tác dụng chống nóng chống nắng, giải độc say rượu, trừ rôm sảy. Loại củ ấy già rất tốt cho trường hợp tỳ hư tiết tả, kinh nguyệt quá nhiều, trĩ xuất huyết, chống suy nhược.

5677

Nhiều bài thuốc đã sử dụng nguyên liệu từ củ ấu để chữa trị bệnh một cách hiệu quả. Chẳng hạn:

Trị bệnh trĩ: Vỏ củ ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán thành bột, trộn đều với dầu mè, bôi hoặc đắp.

Trị mụn nhọt: Trẻ nóng lực hay bị nổi ghẻ nhọt. Trong dân gian thường lấy nguyên củ ấu đốt thành than, thêm ít chu sa, băng phiến nghiền thành bột rồi trộn với nước sôi để nguội cho sền sệt. Hàng ngày lấy hỗ hợp đó bôi lên chỗ ghẻ nhọt sẽ hết sưng, đau ngứa. Cùng với đó lấy ruột ấu nấu cháo cho trẻ ăn, ghẻ nhọt sẽ càng mau hết.

cu-au-1479957211092

Trị viêm loét dạ dày: Thịt ấu 30g, hoài sơn 16g, táo đỏ 16g, bạch cập10g, gạo nếp 100g. Cho tất cả vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ để nấu cháo nhừ. Khi ăn cho 20g mật ong trộn đều. Đây cũng là món ăn tốt cho những người bị ung thư dạ dày.

Môi khô, ngủ không ngon giấc…: Thịt củ ấu tươi 50g, địa cốt bì 20g, câu kỷ tử 10g, hoàng cầm, cam thảo sắc lên uống. Ngày 2 lần uống khoảng 1 tuần.

Cách ăn củ ấu để hỗ trợ chống ung thư và giảm cân

Món ăn từ củ ấu

hinh14

Củ ấu ăn tươi: củ ấu tươi, liều lượng thích hợp, rửa sạch, bỏ vỏ ăn sống. Dùng cho các trường hợp say nóng, say nắng, sốt mất nước, khát nước, kích thích, bồn chồn.

Xi rô nước ép củ ấu: củ ấu 250g, nấu chín trong 1 giờ, ép lọc lấy nước, thêm đường, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng cho các trường hợp huyết nhiệt, kinh nguyệt quá nhiều, trĩ xuất huyết, đau rát hậu môn.

Củ ấu luộc chín: củ ấu già 150 luộc chín, bóc bỏ vỏ ăn, mỗi ngày 2 lần. Dùng cho các trường hợp tỳ hư, tiêu chảy, mệt mỏi, mất sức.

Củ ấu bung nhừ: củ ấu (bóc bỏ vỏ) 20 – 30g, thêm nước, đun nhỏ lửa nấu thành dạng canh cháo, ăn ngày 2 lần. Có tác dụng điều trị bổ trợ cho trường hợp ung thư tử cung, ung thư dạ dày ruột.

Bột hồ củ ấu củ mài: củ ấu cả vỏ 30g, bột củ mài 30g. Nấu nhừ củ ấu, ép lọc lấy nước, cho bột củ mài vào, đun chín thành hồ bột. Dùng cho trẻ em tiêu chảy mạn tính.

Cháo củ ấu: củ tươi bỏ vỏ 30g, gạo nếp 30g, đường vừa đủ. Nấu thành cháo, ăn 2 lần trong ngày. Chữa tỳ vị hư suy ở người cao tuổi, ăn uống khó tiêu, viêm ruột.

Bài thuốc chữa bệnh từ củ ấu

mon-an-cu-au-2

Cháo củ ấu: củ tươi bỏ vỏ 30g, gạo nếp 30g, đường vừa đủ. Nấu thành cháo, ăn 2 lần trong ngày. Chữa tỳ vị hư suy ở người cao tuổi, ăn uống khó tiêu, viêm ruột.

Về tác dụng phòng chống ung thư, theo sách “Ẩm thực trị liệu chỉ nam“: Dùng củ này phòng ung thư là kinh nghiệm dân gian lưu truyền ở Nhật. Mỗi ngày dùng 20-30 quả ấu tươi, bóc lấy phần thịt quả, thêm lượng nước nhất định; nấu nhỏ lửa cho đến khi nước có màu nâu đặc; chia ra 2-3 lần uống trong ngày. Sử dụng trong một thời gian dài có tác dụng dự phòng và hỗ trợ trị liệu tốt đối với ung thư thực quản và ung thư dạ dày.

Thử nghiệm tuyển chọn thảo dược chống ung thư tại Trung Quốc cho thấy, dung dịch rượu ngâm củ ấu có tác dụng chống ung thư gan, xơ gan cổ trướng. Để hỗ trợ trong chữa trị ung thư thực quản, ung thư vú, người ta thường dùng “cháo bột ấu” (lăng giác phấn chúc), chế biến như sau:

Dùng gạo tẻ 50-100g nấu cháo; cháo gần chín, cho thêm 30-60g bột ấu, đường đỏ lượng thích hợp, nấu lại cho chín; dùng làm bữa sáng hoặc ăn điểm tâm. Có tác dụng ích khí kiện tỳ, phòng trị tiết tả mạn tính, tăng cường thể chất; còn dùng như biện pháp “thực liệu”, hỗ trợ trong điều trị ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư vú và ung thư cổ tử cung.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link