Thời điểm cho trẻ học hiệu quả nhất trong ngày, bố mẹ cần cân đối giữa thời gian chơi và học

10:00, Thứ hai 20/09/2021

( PHUNUTODAY ) - Những lưu ý về việc sắp xếp thời gian biểu cho con hài hoà giữa học và chơi là điều mà bố mẹ không thể bỏ lỡ:

Sắp xếp thời gian biểu cho trẻ

Dưới đây là gợi ý dành cho bố mẹ trong việc phân bổ thời gian hợp lý để con có thời gian học và chơi trong ngày:

- 7 – 8 dành cho việc ngủ.

- 4 – 8 tiếng dành cho việc học ở trường.

- 2 tiếng dành cho việc học thêm hoặc tự học ở nhà.

- 1 – 2 tiếng cho việc chờ đợi và di chuyển.

- 1,5 – 2 tiếng dành cho các việc ăn uống, tắm giặt.

- 1 – 2 tiếng cho các hoạt động vui chơi, giải trí.

Riêng đối với những em nhỏ từ 10 tuổi trở xuống, việc học sau 6 giờ tối là hoàn toàn vô ích vì thời gian này não bộ các em đã quá mệt mỏi sau một ngày dài và không thể tiếp thu thêm bất cứ điều gì nữa.

thoi-diem-tre-hoc-hieu-qua-nhat-trong-ngay-cha-me-nen-biet

Trong khoảng thời gian vàng cho việc học, bé có thể tiếp thu tất cả mọi kiến thức trên mọi lĩnh vực với tốc độ cao nhất, nhất là các môn liên quan đến khả năng tư duy trừu tượng như vẽ, tính nhẩm. Khoảng thời gian từ 10 giờ đến giờ nghỉ trưa có thể dành cho những môn tư duy lô-gic như tập đọc, đánh vần. Khoảng thời gian buổi chiều thường dành cho các môn đòi hỏi ghi nhớ sự kiện như lịch sử, địa lý... dù khoảng thời gian này năng suất học tập thấp hơn hẳn.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần dạy trẻ tuân thủ theo đúng thời gian biểu đã sắp xếp từ trước.

Điều quan trọng nhất đó là mối liên hệ mật thiết giữa khả năng tỉnh táo và năng suất học tập của trẻ. Trẻ em dưới 10 tuổi cần ngủ từ 10 đến 12 tiếng mỗi ngày, ngủ ít hơn khoảng thời gian này sẽ khiến các bé rơi vào trạng thái không tỉnh táo dẫn đến làm giảm khả năng học tập.

Cha mẹ không nên cho trẻ học thêm quá nhiều từ khi còn nhỏ nhất là học vào buổi tối. Việc học vào buổi tối không nên đặt quá nặng và với trẻ em dưới 12 tuổi chỉ nên để bé học khoảng 45 phút đến 1 tiếng mỗi tối là quá nhiều. Vượt quá thời gian này bé sẽ chỉ "học cho xong" chứ không thể "học, hiểu và ghi nhớ được vấn đề".

Không thỏa hiệp với con bằng smartphone

Có những đứa trẻ được tiếp xúc với smartphone từ khá sớm và chúng cũng dễ dàng "bắt thóp" được bố mẹ. Chúng tự tin rằng chỉ cần ngồi vào bàn học, giải quyết xong bài tập thì sẽ được cầm điện thoại để chơi. Vậy nên đừng dễ dàng thỏa hiệp với con việc học bao nhiêu, được bao nhiêu điểm thì sẽ được chơi điện thoại, đó chính là sự thất bại.

Bố mẹ hãy nhớ: Cái gì "quá" cũng không tốt!

Điều cuối cùng, có những đứa trẻ thường ham chơi hơn ham học. Nhưng cũng có một số đứa trẻ lại tỏ ra đặc biệt thích học hơn là thích chơi. Kể cả con của bạn rơi vào trường hợp số 1 hay số 2 đều không tốt. Lúc bấy giờ, bố mẹ cần là người cân bằng lại quỹ thời gian giữa chơi và học cho con.

Đừng nghĩ rằng con học nhiều hơn một chút sẽ tốt hoặc cho con chơi dài một chút sẽ khiến con vui. Cái gì quá đà cũng đều dẫn tới tình trạng mất cân bằng. Vậy nên ngay từ khi con còn nhỏ, hãy đồng hành bên cạnh con để phân bổ những khoảng thời gian này cho hợp lý.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Mộc