1. Thịt và gia cầm
Những loại thịt tươi sống như thịt bò hay thịt heo, nếu để trong ngăn đá có thể giữ được lâu ngày. Tuy nhiên bạn cần làm sạch chúng trước khi cho vào ngăn đá. Và tất nhiên, bạn cũng cần phải chọn những hộp hay bịch ni lông kín hơi để cất trữ trong ngăn đá tủ lạnh.
Mẹo nhỏ mà bạn không nên bỏ qua khi chế biến thịt đông lạnh chính là một khi đã rã đông thịt thì bắt buộc phải chế biến hết số thịt đã được rã đông, nếu không bạn tiếp tục cho vào đông thịt sẽ bị hư.
Lưu ý:
- Khi bạn cho thịt vào ngăn đông, cần phải bọc thịt thật nhiều lớp để tránh cho chúng không bị đông cứng quá mức, dẫn đến tình trạng mất nước hay thay đổi màu sắc, mùi vị.
- Bạn cũng cần phải buộc thịt thật chặt, tránh không khí bên ngoài có thể lọt vào và dẫn đến tình trạng thịt bị nhiều lớp đá bám vào bề mặt.
Thường thì bạn cũng có thể để chúng trong tủ lạnh và đông đá khoảng 7 ngày. Tuy nhiên, thời gian đông đá càng dài thì độ tươi ngon của thịt sẽ bị giảm đi đáng kể.
Gia cầm sống mua về phải được sơ chế trước khi muốn đông đá
Nếu bạn mua gia cầm còn sống về, sau khi sơ chế xong bạn muốn cho vào ngăn đông đá thì cũng phải bao bọc thật kỹ thịt nếu không, thịt sẽ rất dễ bị nhiểm khuẩn.
2. Cá
Cá có mùi tanh khá nặng. Do đó bạn cần phải chú ý khi bảo quản chúng, bạn phải bao bọc chúng thật kỹ bằng nhiều lớp, nếu không nó sẽ lan mùi sang các thực phẩm khác làm bạn cảm thấy vô cùng khó chịu.
Ngoài ra, sau khi làm cá xong bạn có thể pha loãng giấm và đổ trực tiếp lên mình cá như vậy cũng sẽ hạn chế được mùi tanh của cá phần nào.
Cá có mùi tanh nên cần chú ý làm sạch trước khi cho đông đá
Lưu ý:
- Phải vệ sinh thật kỹ thịt, cá trước khi cho vào tủ lạnh.
- Nên bao bọc thật chặt để tránh thịt, cá bị mất nước hay thay đổi màu sắc.
- Thịt nguyên miếng sẽ có thời gian bảo quản lâu hơn thịt băm.
- Thịt mua từ siêu thị về không nên rửa mà cứ để nguyên trong hộp mà cho vào bảo quản.
- Khi đã rã đông thịt thì bắt buộc phải chế biến hết số thịt, cá đó.
3, Thực phẩm bảo quản ở ngăn đông
Hiện tại có rất nhiều người sử dụng tủ đông để bảo quản thực phẩm với những kích cỡ tủ khác nhau. Thông thường nhiệt độ ở các loại ngăn tủ này là 0 độ C.
Các loại cá thịt và động vật có vỏ có thể được bảo quản ở ngăn này. Ngoài ra, các sản phẩm sữa cũng có thể được bảo quản ở đây để lưu trữ được trong trạng thái lạnh trung bình.
Đây là ngăn có nhiệt độ 0 độ C nên bạn cũng có thể chuyển thực phẩm từ ngăn đá (lạnh sâu) đến ngăn này để tích trữ, chờ rã đông chậm, sau đó có thể sử dụng sẽ tối ưu dinh dưỡng hơn. Buổi sáng trước khi đi làm, bạn lấy thực phẩm từ ngăn đá chuyển vào ngăn đông, chiều về có thể sử dụng thay cho việc để ở ngăn mát.
4, Thực phẩm đông lạnh ở ngăn đá
Thông thường nhiệt độ ngăn đá của tủ lạnh là ở mức -18 độ C, trong một môi trường như vậy, bạn có thể bảo quản thịt tươi, cá và gia cầm đã được đóng gói hoặc đựng trong hộp kín.
Ngoài ra, bạn có thể bảo quản các loại thực phẩm đã được nấu chín để không làm món ăn bị biến chất. Thông thường, các loại thực phẩm cấp đông này nên sử dụng trong vòng 3 tháng.
5, Thực phẩm bảo quản ở ngăn mát
Tủ lạnh ngăn mát thường có nhiệt độ khoảng 5 độ C, vì vậy bạn có thể bảo quản lạnh thực phẩm tươi và chín, nhưng thời gian lưu trữ này khá ngắn, tối đa chỉ nên là một tuần.
Ngoài ra, ở ngăn mát đa số là dùng để bảo quản rau và trái cây tươi trong thời hạn mà mỗi loại trái cây đó có thể duy trì được.
Để đảm bảo thời gian tích trữ được lâu hơn mà không làm thất thoát quá nhiều dinh dưỡng, bạn nên gói vào giấy bảo quản, sau đó cho vào hộp hoặc túi kín trước khi tích trữ trong tủ lạnh.
Ngoài ra, hiện nay tên thị trường đã xuất hiện những dòng tủ lạnh được trang bị công nghệ cấp đông mềm cho phép bạn bảo quản, cấp đông thịt cá dài ngày mà vẫn lưu giữ được hầu như nguyên vẹn dưỡng chất bên trong lại không cần phải rã đông khi cần chế biến do không làm đông cứng thực phẩm.