Thói quen quá nhiều người mắc vào mùa đông chẳng khác nào đang tự đầu độc cả gia đình

( PHUNUTODAY ) - Thói quen quá nhiều người mắc vào mùa đông chẳng khác nào đang tự đầu độc cả gia đình mà quá nhiều người không biết cần bỏ ngay kẻo hối hận.

Vào mùa đông, thời tiết lạnh giá, nhiều người dân ở vùng nông thôn thường không có điều kiện sưởi ấm bằng lò sưởi, điều hòa nên họ chọn cách sưởi ấm bằng than củi, than tổ ong dẫn đến tình trạng bị ngạt khí, ngộ độc khí carbon monoxide (CO).

Hằng năm có nhiều vụ ngạt khí do sưởi than khi trời rét

Tháng 1.2017, cháu bé 4 ngày tuổi ở xã Hồng Lộc, Lộc Hà, Hà Tĩnh, ngạt khí than củi, tử vong sau 5 ngày cấp cứu ở BV Hà Tĩnh.

Tháng 2.2017, khoảng 6h sáng, thời tiết chuyển lạnh nên chồng chị Phan Thị Thu H., 27 tuổi, ở xã Nghi Ân, TP. Vinh, Nghệ An, đốt than củi để “xông” cho vợ vừa sinh và sưởi cho cả nhà. Khoảng 11h, hàng xóm sang chơi, phát hiện chị H. và mẹ chồng khó thở, lơ mơ, đau đầu, vật vã.

Ba nạn nhân được đưa vào BV Hữu Nghị, Nghệ An. Xét nghiệm thấy chỉ số oxy máu các nạn nhân đều rất thấp, nồng độ carbon monoxide (CO) cao. Sau cấp cứu bằng thở oxy cao áp, truyền dịch, các nạn nhân đã thoát khỏi nguy kịch.

Tháng 9, ở Quảng Bình, hai chị em 21 tuổi và 20 tuổi ở thị xã Ba Đồn, hôn mê do nổ máy phát điện trong nhà kín từ 21h đến 1h đêm. Năm người trong gia đình bà Nguyễn Thị H., 58 tuổi, ở thôn Nội Hải, xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch ngạt khí thải nguy kịch do nổ máy phát điện trong nhà kín ban đêm.

Tháng 1.2016, trong 3 ngày liền, BV Hữu Nghị, Nghệ An cấp cứu 7 người ngộ độc khí thải do sưởi than, trong có 3 sản phụ mới sinh ở các huyện Nam Đàn, Thanh Chương và thị xã Cửa Lò.

Không lẽ người dân không biết độc hại?

Khi đốt than và nổ máy dùng nhiên liệu hóa thạch sinh ra các khí độc như oxytcarbon (CO); carbon dioxide (CO2, carbonic), dioxit sunfua (SO2), trong đó CO hình thành do đốt cháy than (carbon) không hoàn toàn (thiếu oxy) và là khí độc nhất.

CO đặc biệt nguy hiểm vì ái lực hóa học của nó với sắt trong Hemoglobin (Hb - chất vận chuyển oxy) của hồng cầu mạnh hơn 240 lần so với ái lực hóa học của oxy với Hb và khi đã thành HbCO (cacboxy hemoglobin) thì liên kết này chậm phân ly hơn HbO2 (oxy hemoglobin) 3.600 lần (gần như không phân ly), nghĩa là vô hiệu hóa chức năng vận chuyển oxy của hồng cầu.

Nếu không khí có 1% thể tích CO thì máu người sẽ có 50% HbCO, trong khi máu có 40% HbCO các triệu chứng ngộ độc nặng xuất hiện nhanh chóng; có 70% HbCO sẽ chết tức khắc. Hàm lượng CO2 trong không khí bình thường khoảng 0,04%; nếu trong 1m3 không khí có 50 - 60ml CO2, con người chết sau 30 - 60 phút.

Khi đốt than trong phòng kín, lượng oxy bị quá trình đốt cháy tiêu hao dần và lượng CO, CO2 tăng nhanh tất dẫn đến ngộ độc... Các khí này không màu, không mùi, không kích thích nên không biết mà đề phòng.

Ngộ độc nhẹ có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, ù tai, khó nhìn, cảm giác như hai thái dương hay vùng trán bị ép chặt, choáng váng, lợm giọng, buồn nôn, hoa mắt, xây xẩm mặt mày, run chân tay, đau thắt ngực, mệt; nhịp tim và nhịp thở nhanh rồi chậm.

Do trương lực cơ và cơ lực bị suy giảm trầm trọng nên rất khó cử động chân tay và cơ thể, vì thế khi ý thức chưa bị rối loạn có muốn chạy ra khỏi nơi nguy hiểm cũng không chạy được. Nặng thì thờ ơ, vô cảm, mất nhớ, hoặc lú lẫn mất định hướng, ngủ gà; liệt do giảm trương lực cơ và cơ lực, nhất là hai chân hoặc có những cơn co gồng người; khó thở, thở chậm do trung tâm chỉ huy hô hấp ở hành não bị ức chế; mạch nhanh, yếu, không đều; thân nhiệt giảm; đồng tử giãn; hôn mê hoặc co giật; tăng tiết dịch; phù phổi, suy hô hấp...

Nếu hôn mê trên 48h, tiên lượng rất xấu, nguy cơ tử vong cao... Phụ nữ mang thai, thai nhi, người cao tuổi, người có bệnh lý mạch vành, mạch máu não thường ngộ độc nặng hơn hoặc đột quỵ.

Khoảng 4 - 40% người thoát chết hay nhiều lần hít phải CO nồng độ thấp bị rối loạn trí nhớ, hoặc rối loạn cảm giác và trí tuệ suy giảm; có triệu chứng giống bệnh Parkinson; giảm thị lực; rung giật cơ; liệt nửa người; bệnh lý thần kinh ngoại biên; thay đổi tính tình, thích bạo lực…

CO và CO2 làm chết người nhiều nhất trong số các khí độc và ngay từ những năm trung học cơ sở trở đi học sinh đã được học về sự phát sinh những khí độc này!

dot-khi-tan
 

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc và cách phòng tránh

Khởi đầu: triệu chứng tản mạn và không đặc hiệu

Ngộ độc nhẹ thường đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn.

Ngộ độc nặng: toàn thân người bệnh bị ngất, tím ở môi và các đầu ngón tay, ngón chân. Tim mạch có thể tụt huyết áp, nhịp tim không đều chiếm 5-6%. Đau ngực rất thường gặp chiếm tới 1/3 bệnh nhân bị ngộ độc CO vừa và nặng.

Hàng năm, cứ vào mùa đông, tại Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ đã tiếp nhận nhiều trường hợp bị ngộ độc khí do sưởi ấm bằng bếp than, nhiều người trong số đó bị tử vong.

TS Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) phân tích: việc dùng than tổ ong hay than củi để sưởi ấm trong thời tiết giá lạnh là nguy cơ cao làm cho trẻ nhỏ và người già xuất hiện cơn hen phế quản, suy tim mạch, nặng hơn là dẫn đến tình trạng ngộ độc khí, hôn mê sâu, nếu tỉnh thì cũng để lại di chứng là mất trí nhớ. Có rất nhiều bệnh nhân nhập viện không chỉ bị ngộ độc than tổ ong, mà còn bị ngộ độc do sử dụng các thiết bị sưởi bằng điện. Vì vậy, người dân cần hết sức cẩn thận khi sử dụng các thiết bị sưởi ấm trong mùa lạnh.

Vì vậy, để phòng tránh sự cố đáng tiếc xảy ra, TS Trương Đình Bắc khuyến cáo người dân, trong điều kiện thời tiết lạnh rét mùa đông tuyệt đối không được sưởi than củi và đóng kín cửa trong nhà hoặc ngay cả lúc khí sưởi ấm để tắm cũng rất nguy hiểm. Ông Bắc cho biết, từ trước đến nay, đã có rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra do sưởi ấm bằng than củi. Đây là thói quen của người dân ở nông thôn rất khó bỏ.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link