1. Đau lưng bên trên
Thường do bị chấn thương, hoạt động quá mức hay sai tư thế sẽ khiến cho chúng ta bị đau phần lưng bên trên. Khi đó, bạn chỉ cần nghỉ ngơi và tập một số bài tập nhẹ nhàng là tình hình có thể dần được cải thiện. Nhưng vị trí đau lưng bên trên cũng có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh như:
- Thoát vị đĩa đệm: Người bị mắc bênh này thường phần cột sống sẽ bị áp lực lớn nên chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể khiến cho người bệnh cảm thấy đau lưng bên trên và kèm thêm các triệu chứng tê bì chân tay.
- Dây thần kinh xung quanh đĩa đệm lưng trên bị chèn ép: Khi các dây thần kinh xung quanh đĩa đệm lưng trên bị chèn ép chúng ta sẽ có cảm giác rất đau phần lưng trên. Ngoài ra, bạn cũng có thể cảm thấy bị tê tay hoặc chân, rối loạn tiểu tiện.
- Viêm xương khớp: Những người bị viêm xương khớp thường là do phần sụn bảo vệ xương bị hao mòn. Đến khi chúng bị hao mòn hoàn toàn thì các xương cọ xát vào nhau gây áp lực cho dây thần kinh cột sống dẫn đến tình trạng đau lưng trên.
- Nhiễm trùng cột sống: Cột sống khi bị nhiễm trùng sẽ là nơi tập hợp nhiều vi trùng, mủ ở giữa tủy sống, xương cột sống gây ra những cơn đau lưng trên.
2. Đau lưng dưới
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng đau lưng dưới là do bị căng cơ, bong gân hay có thể là do chuyển động bất ngờ khi nâng vật nặng. Bên cạnh đó, đau lưng dưới còn có thể là báo hiệu cho một số bệnh như:
- Chấn thương đĩa đệm: Đĩa đệm ở vùng thắt lưng thường rất dễ bị tổn thương, nhất là ở những người cao tuổi. Nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm và gây ra những cơn đau lưng phần dưới.
- Đau dây thần kinh tọa: Bệnh này xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép lên dây thần kinh tọa. Trong khi đó, dây thần kinh tọa lại là có vai trò nối cột sống với chân khiến cho cơn đau từ vùng lưng dưới sẽ lan dần xuống hông, chân và bàn chân.
- Viêm cột sống dính khớp: Các khớp ở giữa xương cột sống bị viêm nhiễm gây những cơn đau đớn mãn tính, thậm chí gây tàn tật và biến dạng cột sống. Viêm cột sống dính khớp phần lớn ảnh hưởng đến cột sống, nhất là cột sống thắt lưng nhưng cũng có thể gây đau vai, hông, đầu gối.
3. Đau lưng bên trái
Ngoài các nguyên nhân như bị căng cơ, sai tư thế, viêm khớp thì đau bụng bên trái còn là triệu chứng khi mắc một số bệnh sau đây:
- Viêm tụy: Đây là tình trạng tuyến tụy bị viêm. Khi bệnh tiến triển mãn tính, người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng như sút cân không rõ nguyên nhân, tiêu chảy, đau bụng lan sang đau lưng trên bên trái, đau nặng hơn khi ăn.
- Sỏi thận: Người mắc bệnh sỏi thận thường xuất hiện các cơn đau lưng bên trái. Khi sỏi rời khỏi cơ thể, cơn đau có thể lan đến lưng trên hoặc háng.
- Viêm loét đại tràng: Triệu chứng viêm loét đại tràng phổ biến như đau lưng, sút cân, sốt, tiêu chảy, phân có máu, suy dinh dưỡng. Đôi khi, người bệnh cũng gặp các dấu hiệu khác như đau lưng dưới bên trái, viêm mắt, sưng đau khớp, buồn nôn, những vấn đề về da, viêm mắt.
4. Đau lưng bên phải
Nếu vị trí đau lưng là bên phải thì đây có thể là triệu chứng của một số bệnh như:
- Viêm ruột thừa: Tình trạng này xảy ra khi ruột thừa bị viêm do nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn. Khi đó, người bệnh sẽ bị đau bụng dữ dội ở bên phải, cơn đau có thể lan sang bên phải lưng trên.
- Nhiễm trùng thận: Nguyên nhân gây ra tình trạng này là vi khuẩn ảnh hưởng đường tiết niệu gây ra các triệu chứng buồn nôn, nôn, đau lưng trên bên phải, đau cả hai bên lưng, đi tiểu nhiều ớn lạnh hoặc sốt.
Thông qua các vị trí đau lưng, bạn có thể dễ dàng nhận biết tình trạng sức khỏe của bạn dễ dàng hơn và tìm ra cách chữa trị phù hợp, đúng bệnh.