12 loại cây cảnh gây dị ứng, ngộ độc không nên để trong nhà, nhiều trẻ nhỏ đã đi cấp cứu

( PHUNUTODAY ) - Khi trồng hay bày cây cảnh trong nhà, mọi người nên lưu ý một số cây rất phổ biến, đẹp mắt nhưng lại chứa chất độc nguy hiểm cho cơ thể con người.

Dưới đây là 12 loại cây bạn nên cân nhắc cẩn thận trước khi trồng. Nếu nhà có trẻ con thì tốt nhất hãy tránh xa.

Đỗ Quyên

Tất cả các bộ phận của cây này đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Đỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25kg.

24

Cây môn trường sinh

Mặc dù là loại cây trồng trong nhà có màu lá rất đẹp, môn trường sinh là một trong những loài có thể gây ra ngộ độc. Vô tình tiếp xúc có thể dẫn đến mụn nước trong miệng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa, cảm giác nóng rát ở miệng và cổ họng, sưng, đau tấy.

Cây lưỡi hổ

Tuy là loại cây trang trí nhà phổ biến, cây lưỡi hổ lại chứa một chất gọi là saponin, có thể gây ngộ độc nếu ăn phải. Vì saponin có thể gây buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, nên tốt hơn hết bạn không nên để thú cưng trong nhà tiếp xúc với loại cây này!

Cây trúc đào

Cây có đặc tính chịu khô hạn, dễ chăm mà vẫn phát triển tốt. Hoa có màu sắc đẹp, tỏa hương thơm nên được trồng rộng rãi như một loại cây cảnh trong công viên, dọc trên đường phố.

Tuy nhiên, toàn bộ cây này đều có chất độc cao và tập trung nhiều nhất ở nhựa cây, gây ảnh hưởng đến đường ruột và tim mạch khi ăn phải.

Thậm chí có thể gây tử vong nếu ăn phải 10- 20 lá ở người lớn hay chỉ 1 lá ở trẻ em. Các triệu chứng khi ăn phải bao gồm: Buồn nôn, tiêu chảy (có thể lẫn máu), đau bụng, tay chân run rẩy, hôn mê... Nhựa cây trúc đào gây rát, bỏng da, viêm dị ứng, nếu dính vào mắt gây rát nghiêm trọng.

Cây môn kiểng

Cây môn kiểng là cây cảnh lá, thích hợp trồng trong bóng râm vì thế có thể làm cây trang trí nội thất hay trồng chậu cây để bàn làm việc, phòng khách, hành lang, cửa sổ,… Lá cây có thể giữ được vài ngày phục vụ cho cắm hoa.

Giống cây này cũng chứa chất độc Calcium Oxalate ở tất cả các bộ phận của cây, dễ gây ngộ độc cho trẻ em và vật nuôi khi ăn phải, bỏng rát khi cho da tiếp xúc trực tiếp.

26

Cây trạng nguyên

Trong phong thủy, cây trạng nguyên là biểu tượng cho sự thành đạt trong học hành, thi cư đỗ đạt,… Vì cây nở hoa trong dịp Tết nên mang đến may mắn và thành công cho gia đình cả năm.

Tuy nhiên, những người nhạy cảm với nhựa mủ (latex) có thể bị dị ứng, khi tiếp xúc với da sẽ gây phát ban, tiếp xúc với mắt gây kích ứng, ăn vào sẽ bị tiêu chảy.

Sen đá

23

Hay còn gọi là chuỗi ngọc bi. Nếu các mẹ định trồng cây này thì cần lưu ý rằng đây là cây cảnh có độc vì chứa chất gucosides. Đây là chất rất có hại cho cơ thể con người, nếu vô tình ăn phải sẽ gây mệt mỏi, tiêu chảy, thậm chí là ảnh hưởng đến hô hấp, gây khó thở, điều tiết nhịp tim khó khăn.

Thiên điểu

Hoa và hạt của cây có các chất gây ngộ độc đường ruột. Tiếp xúc hoặc ăn hoa, hạt sẽ khiến buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.

Một số loại trầu (Trầu bà, Trầu ông,...)

Lá và thân cây có chất độc Calcium oxalate gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng khi ăn phải.

Cây vạn thiên thanh

Tất cả các bộ phận của cây này đều có độc từ rễ tới ngọn đấy ạ. Do đó chúng ta tránh chạm vào chúng khi di chuyển và chăm sóc nhé. Khi không may bị dính nhựa cây nên làm dịu chúng bằng nhiệt như hơ nóng hay rửa bằng nước ấm.

Nhựa cây gây ngứa. Nếu ăn phải bị tê môi, đỏ lưỡi, ngứa họng. Trẻ con ăn lá, hoa hay quả của cây sẽ bị ngộ độc.

Vạn tuế

Loài cây này không nên trồng trong phòng kín vì có thể gây bệnh, ngộ độc, thậm chí tử vong mà chúng ta không cần phải chạm đến chúng. Riêng vỏ và ngọn cây vạn tuế có chất độc mạnh có thể gây ung thư hay loạn thần kinh mãn tính.

27

Cây si

Cây này có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt nếu ai bị hen suyễn hoặc bị dị ứng với nhựa cây. Những chiếc lá sáp của chúng có thể tích tụ rất nhiều bụi. Và bởi vì loại cây này có hàm lượng cao su cao, phần nhựa cây có thể gây dị ứng.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link