4 nguyên tắc chi tiêu thông minh vượt qua khó khăn mùa dịch việc ít, lương giảm

( PHUNUTODAY ) - Thu nhập bị ảnh hưởng do dịch bệnh, để không rơi vào cảnh túng thiếu, bạn cần phải có kế hoạch chi tiêu cụ thể.

4 bước dưới đây giúp bạn có kế hoạch chi tiêu khoa học trong mùa dịch.

Bước 1: Tiết kiệm tối thiểu 10% thu nhập

Bất kể thu nhập của bạn là bao nhiêu, việc đầu tiên cần làm khi nhận lương là dành riêng một khoản để tiết kiệm.

Những người trải qua tình cảnh điêu đứng vì không có thu nhập do dịch bệnh mới biết được tầm quan trọng của việc tích lũy tải sản là như thế nào. Những ngày tháng tới còn chưa biết dịch bệnh sẽ diễn tiến như thế nào, cho nên ai chưa có khoản tiền dự phòng thì nên tiết kiệm ngay, không được chần chừ.

Nếu thu nhập ở mức thấp, bạn có thể duy trì tỷ lệ tiết kiệm là 10% tổng thu nhập. Với những người có thu nhập cao hơn, con số này có thể tăng lên là 20, 30%... Khoản tiền này sẽ trở thành vốn đầu tư, tiền dự phòng trong tương lai.

4-nguyen-tac-chi-tieu-thong-minh-trong-mua-dich-02

Bước 2: Cắt giảm các khoản chi không cần thiết

Khi tình hình kinh tế khó khăn, bạn phải cắt giảm hết các khoản chi không thiết yếu. Đó có thể là tiền đi du lịch, giải trí, hàng tiêu dùng không thiết yếu (mỹ phẩm cao cấp, trang sức...). 

Một gia đình có thu nhập trung bình, ở điều kiện xã hội bình thường, có thể dành 25-30% thu nhập cho các khoản chi tiêu không thiết yếu. Khoản này còn được gọi là chi tiêu xa xỉ.

Khi thu nhập giảm 10%, ta có thể trực tiếp cắt giảm 10% từ khoản chi tiêu không thiết yếu này. Việc này không làm ảnh hưởng đến số tiền cố định chi tiêu thiết yếu hàng ngày của gia đình.

Khi các khoản "yêu chiều bản thân" của các thành viên trong gia đình đã bị cắt giảm, cũng là lúc cả nhà thay đổi thói quen cũ và hình thành các thói quen mới tích cực. Trước đó, để thư giãn chúng ta có thể đến rạp chiếu phim nhưng ở thời điểm hiện tại, bạn có thể xem phim tại nhà, đọc sách, nghe nhạc...

4-nguyen-tac-chi-tieu-thong-minh-trong-mua-dich-03

Bước 3: Xác định các khoản chi tiêu cố định hàng tháng

Việc tiếp theo bạn cần làm là xác định các khoản chi tiêu cố định trong tháng. Các khoản tiền đó bao gồm tiền thuê nhà, tiền điện, nước, tiền bảo hiểm, điện thoại, tiền học cho con...

Thông thường, các khoản tiền này tương đối đều đặn mỗi tháng. Tiền điện, nước có thể thay đổi một chút giữa các tháng mùa hè và mùa đông. Chi phí bảo hiểm, học phí có thể đóng theo chu kỳ, theo năm thì cúng ta lấy con số bình quân hàng tháng.

Tính được con số cố định hàng tháng, chúng ta sẽ ghi riêng từng khoản và cất trong một phong bì.

4-nguyen-tac-chi-tieu-thong-minh-trong-mua-dich-04

Bước 4: Định mức chi tiêu cho thực phẩm, nhu yếu phẩm

Sau các khoản chi cố định như đã nói ở trên, phần còn lại chính là chi phí biến đổi. Phần này đa phần dành cho thực phẩm, nhu yếu phẩm.

Thu nhập có thể giảm nhưng do yêu cầu về dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho gia đình nên thực phẩm vẫn là mục chi tiêu được ưu tiên.

Một số gợi ý cắt giảm chi tiêu cho mục này mà vẫn đảm bảo ăn uống đầy đủ: đổi trái cây nhập khẩu sang hàng trong nước; thay vì mua đồ siêu thị có thể đi chợ; nên có một nhà cung cấp thực phẩm quan thuộc, tin cậy để mua hàng chất lượng và được giảm giá.

Bạn cần xác định số tiền trung bình cho việc đi chợ. Dù chọn đi theo ngày hay theo tuần vẫn phải đảm bảo thực hiện kế hoạch chi tiêu, không tiêu quá định mức. Nếu có ngày/tuần chi nhiều hơn kha khá thì các ngày/tuần tiếp theo phải hướng chi tiêu về định mức ban đầu.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link