4 loại rau củ chứa nhiều ký sinh trùng nhưng người Việt thường ăn sống, dù chế biến cách nào cũng cần cẩn thận

( PHUNUTODAY ) - Mặc dù đây đều là những loại rau củ ngon và tốt cho sức khoẻ, nhưng bạn nên cẩn thận khi ăn sống vì chúng chứa nhiều ký sinh trùng.

Củ niễng

Là thực phẩm sinh trưởng trong những vùng đất ngập nước nên củ niễng là cây chứa nhiều ký sinh trùng, không nên dùng ăn sống. Đây là nguyên liệu chứa nhiều chất dinh dưỡng, có cách chế biến đa dạng và hương vị hấp dẫn.

Theo nhiều nghiên cứu, củ niễng được trồng dưới nước nên để nhiễm phải sán lá ruột lớn, loại ký sinh trùng thuỷ sinh có thể xâm nhập vào cơ thể con người và cư trú tại ruột non, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của những người không may mắc phải. Bên cạnh đó, trong củ niễng còn chứa hàm lượng cao axit oxalic, chất có thể lắng đọng thành sỏi thận… Vì thế, để khoẻ mạnh hơn và không ảnh hưởng đến sức khoẻ, bạn nên chần củ niễng trước khi chế biến.

Empty

Củ sen

Củ sen không chỉ là một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn cực kỳ phù hơp với mùa thu đông. Bên cạnh các món như canh sườn củ sen, củ sen hầm đuôi heo, cháo củ sen, củ sen trộn gỏi, củ sen chiên giòn, kim chi củ sen… nhiều người còn ăn sống củ sen tươi vì chúng có vị giòn ngọt, mọng nước.

Thế nhưng trên thực tế, đây là cây thuỷ sinh, thường sống ở nơi dễ bị ô nhiễm nên có thể bị nhiễm ấu trùng của loại ấu trùng mang tên trùng lát gừng. Vì chúng khó có thể rửa sạch hoàn toàn bằng cách thông thường.

Bên cạnh đó, bên trong củ sen có nhiều lỗ hổng, tạo điều kiện thuận lợi để ký sinh trùng sinh sôi nảy nở. Bạn cần gọt sạch vỏ trước khi ăn cũng như rửa sạch rồi mới mang luộc, hấp hay xào để luôn khoẻ mạnh.

Empty

Xà lách

Mặc dù xà lách là một trong những loại rau có nguồn chất xơ phong phú và giàu vitamin, thế nhưng vì là cây sinh trưởng sát mặt đất nên chúng dễ bị nhiễm ký sinh trùng từ quá trình bón phân, tưới nước… Nếu trồng xà lách theo cách truyền thống, thuỷ canh hay hữu cơ thì có khả năng gây bệnh như ký sinh trùng đường ruột hoặc coliform chịu nhiệt…

Dù rửa rau cẩn thận trước khi ăn nhưng bạn không nên thường xuyên ăn sống loại rau này. Trước khi ăn, cần ngâm với nước muối và rửa cẩn thận. Nếu có thể, bạn nên nấu hay chần tái trước khi ăn để đảm bảo sức khỏe và luôn khoẻ mạnh.

Empty

Củ mã thầy

Ngoài tên gọi củ mã thầy, thực phẩm này còn biết đến với cái tên khác là hạt dẻ nước. Chúng giàu dinh dưỡng và có tác dụng tốt cho sức khoẻ như nâng cao sức đề kháng, bồi bổ sức khoẻ. Củ mã thầy có vị giòn ngọt và vô cùng mọng nước nên được nhiều người mang về ăn sống như trái cây.

Tuy nhiên củ mã thầy thường được trồng ở nơi đất bùn ẩm hoặc trên ruộng lúa và dễ bị ký sinh trùng bám vào vỏ. Mặc dù rửa sạch hay gọt vỏ là cách tốt để loại bỏ ấu trùng nhưng với loại củ này, như vậy là chưa đủ vì bạn sẽ dễ nuốt phải ấu trùng gin.

Quá trình phát triển trong bùn đất sẽ khiến củ mã thầy dễ bị nhiễm sán lá gan ký sinh. Nếu ăn sống, chúng sẽ đi vào đường ruột và khiến người ăn mắc bệnh với những triệu chứng như mệt mỏi, khô da, suy dinh dưỡng… và nguy hiểm đến tính mạng. 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link