4 thói quen ăn lẩu có thể làm tăng nguy cơ ung thư nhưng nhiều người lại thích, sửa ngay kẻo nhập viện

( PHUNUTODAY ) - Ăn lẩu mùa đông là sở thích của nhiều người nhưng nếu bạn còn giữ những cách ăn này thì cẩn thận có ngày nhập viện

Ăn quá nóng

Lẩu là món ăn mà nhiệt độ cao nhất so với các món khác vì khi chúng đang sôi, người ăn gắp từ nồi nước sôi đó ra cho ngay vào bát thậm chí đưa luôn lên miệng. Cách ăn nóng như thế này nhiều sẽ khiến cho niêm mạc miệng thực quản bị ảnh hưởng. Khoang miệng, thực quản và niêm mạc dạ dày chỉ có thể chịu được nhiệt tối đa 50 độ C. Nhưng ăn lẩu thì nhiệt độ có thể tăng lên nhiều. Việc ăn nóng nhiều sẽ làm tăng lở loét miệng lưỡi, có thể gia tăng nguy cơ ung thư thực quản vì ăn nóng thường xuyên.

Việc thực quản thường xuyên bị tổn thương do nhiệt độ cao có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư thực quản.

Cách xử lý: Cách ăn đúng là không nên nóng vội, bạn nên gắp thức ăn vào bát một lúc cho nguội bớt rồi mới ăn 

an-lau-gay-hai

Đồ ăn chưa chín, nhúng lẫn lộn

Nhiều người khi ăn lẩu chỉ chần nhúng thịt, cá nhanh vào nồi lẩu rồi ăn. Cách này không chỉ khó tiêu, đau bụng mà vi khuẩn, trứng ký sinh trùng ẩn náu trong thức ăn sẽ xâm nhập vào đường tiêu hóa, gây bệnh. Việc ăn kiểu này có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm cấp, đặc biệt khi ăn lẩu thường có rất nhiều thức ăn tươi sống lẫn lộn xung quanh nên việc không nhúng kỹ thức ăn càng tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Nhiều người ăn chung một nồi lẩu nên có những đồ nhúng chín rồi chưa kịp gắp ra thì người khác lại cho đồ sống vào, nồi lẩu chưa sôi lại thì người khác đã gắp đồ nhúng trước ra, thế là nhiễm khuẩn chéo nhau. Việc ăn như thế này rất nguy hại cho sức khỏe.

Cách xử lý: Nên nhúng kỹ và để  nồi lẩu sôi lại cho chín thức ăn rồi mới gắp ra bát. Nên nhúng từng đợt thức ăn, nhúng xong, sôi, vớt ra rồi hãy nhúng thứ khác vào để không bị nhiễm khuẩn chéo nhau.

cach-an-lau-gay-ung-thu

Ăn cay

Chỉ cần nhắc đến lẩu, vị cay cay, nóng hổi, cảm giác toát mồ hôi khiến nhiều người thích thú nhất là khi thời tiết mùa đông. Nhưng ăn quá cay kèm với nhiệt độ nước lẩu cao có thể là nguy cơ kích ứng nghiêm trọng niêm mạc thành đường tiêu hóa, sinh ra axit dịch vị, đầy hơi. Ngoài ra dễ gây viêm thực quản, viêm dạ dày, tiêu chảy cũng là điều không thể tránh khỏi.

Những người đang bị bón, trĩ ăn kiểu này càng nguy hại vì khiến cho các cơ vòng xung quanh hậu môn bị kích thích xung huyết quá mức, người táo bón sẽ càng thêm táo hơn.

Cách xử lý: Mngười có khả năng chịu cay khác nhau, vì lợi ích của dạ dày, bác sĩ khuyên rằng nên ăn ít cay. Ngoài ra, sau khi ăn lẩu nên uống thêm nước trắng hoặc nước chè đặc để pha loãng bớt vị cay, giảm bớt kích ứng cho dạ dày, từ đó cơ thể sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

an-lau-gay-hai

Nước lẩu quá bổ dưỡng, ăn quá lâu

Hầu hết các món lẩu đều sử dụng các chất béo như lợn, cừu, bò, hải sản, kèm ớt... Việc ăn quá nhiều chát bổ một lúc gây ra khó tiêu hóa, ngộ độc. Hơn nữa ăn lẩu kéo dài quá lâu nước lẩu ninh đi ninh lại làm tăng nitrit trong nước gây tăng nguy cơ ung thư. 

Cách xử lý: Nên ăn lẩu không quá 2 tiếng, cần ngồi lâu thì nhớ thay nước nhất là khi nhúng rất nhiều  thực phẩm giàu protein như cá, thịt bò, tôm, hải sản...

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn