Việc nuôi dạy con cái không để trẻ gặp thử thách sẽ làm giảm cơ hội phát triển khả năng phục hồi của chính chúng. Những đứa trẻ được nuông chiều lớn lên trở thành những người lớn quá ích kỷ, bất hạnh và bất mãn. Mặc dù vậy, có nhiều cách để sửa chữa hành vi xấu của trẻ trước khi nó trở nên tồi tệ hơn.
Dấu hiệu nhận biết trẻ được cha mẹ nuông chiều quá mức:
1. Con không chấp nhận câu trả lời "không" từ cha mẹ
Trẻ chỉ muốn lấy mọi thứ và sẽ làm mọi thứ theo cách của chúng để có được thứ mình muốn, không thích cha mẹ từ chối mình. Trên thực tế, trẻ mới là những người luôn nói không với cha mẹ.
2. Trẻ thích nhận hơn cho
Những đứa trẻ được nuông chiều sẽ không bao giờ đánh giá cao mọi thứ cha mẹ làm cho chúng, ngay cả những điều quan quan trọng nhất. Trẻ rất hiếm khi nói những lời như "làm ơn" hay "cảm ơn", mà thay vào đó sử dụng những từ như "cho con", "con muốn".
3. Trẻ yêu cầu để có được thứ chúng muốn càng sớm càng tốt
Khi làm một điều gì hay yêu cầu việc gì trẻ thường sẽ không quan tâm đến liệu rằng người khác có cảm thấy bất tiện về những yêu cầu của chúng hay không, có gây ảnh hưởng đến người khác hau không. Trẻ chỉ mong cha mẹ gạt những ưu tiên của cha mẹ sang một bên và đáp ứng nhu cầu của chúng trước.
4. Trẻ chỉ nghĩ đến bản thân
Trẻ cảm thấy bản thân luôn được một đặc quyền và mong đợi sự chăm sóc đặc biệt từ người khác. Nếu những đứa trẻ khác trong lớp nhận được quà tặng, chúng sẽ cảm thấy ghen tị, khó chịu và sau đó là đòi hỏi cha mẹ cũng tặng quà cho trẻ như vậy.
5. Trẻ không bao giờ cảm thấy hài lòng với những gì mình có
Chúng đã quen với việc có tất cả đồ chơi trên thế giới và không bao giờ cảm thấy đủ. Trẻ luôn muốn nhiều hơn nữa.
Những điều cha mẹ cần để cải thiện tình trạng trên:
Các chuyên gia nuôi dạy con cái khuyên dạy trẻ phải quan tâm đến người khác nhiều hơn.
Vì thái độ hư hỏng của một đứa trẻ được học theo thời gian, nó cũng sẽ được thay đổi. Đừng mong đợi trẻ sẽ thay đổi ngay với phong cách nuôi dạy con cái mới, lúc đầu, khả năng cao là trẻ sẽ có những cảm xúc trái ngược nhau. Vì vậy, hãy dành thời gian quan tâm, nhưng hãy kiên trì và đừng bỏ cuộc.
1. Cha mẹ không nên cảm thấy đau lòng con khi nói "không"
Nhiều bậc cha mẹ thường cho rằng việc nói "không" với con cái sẽ làm giảm lòng tự trọng của chúng. Nhưng theo nghiên cứu, những đứa trẻ được nuôi dạy bằng kỷ luật và cách nuôi dạy ít dễ dãi hơn sẽ có lòng tự trọng cao hơn và đồng cảm hơn với người khác tốt hơn. Khi cha mẹ nói “không” với trẻ thì đồng thời cũng nên đưa ra một lý do ngắn gọn để giúp trẻ hiểu lý do tại sao. Chẳng hạn, cha mẹ nói: "Hãy hoàn thành bài tập về nhà của con trước khi chơi trò chơi". Như vậy, con có thể chơi mà không phải lo lắng.
2. Khen con làm đúng
Nếu con bạn bị "ám ảnh" với việc được khen ngợi và ca ngợi, hãy thử khen ngợi khi chúng đang làm điều gì đó cho người khác. Chẳng hạn như: “Con thật chu đáo khi tặng những bộ LEGO cũ của mình cho trung tâm từ thiện. Cha mẹ rất vui vì con có một trái tim nhân hậu”. Việc làm này sẽ giúp củng cố tầm quan trọng của việc quan tâm đến người khác. Vì vậy, thay vì hỏi: “Hôm nay con đạt điểm như thế nào trong bài kiểm tra chính tả?”, cha mẹ hãy nói: “Hãy kể cho mẹ nghe về một điều tốt mà con đã làm cho ai đó hôm nay”.
3. Kéo dài thời gian chờ đợi
Nghiên cứu cho thấy rằng khả năng tạm dừng, chờ đợi và trì hoãn mong muốn có mối tương quan mật thiết với các thành công trong học tập và tài chính trong tương lai. Chẳng hạn, nếu như bạn đang nói chuyện điện thoại và trẻ muốn bạn chú ý, hãy ra hiệu cho chúng, “Để sau!”. Hay nếu con gái muốn chiếc áo len đó ngay bây giờ nhưng lại quên mất tiền tiêu vặt, hãy nói với con rằng “Lần sau nhé!”. Nếu con trai bạn đẩy em gái ra khỏi ghế để có thể sử dụng máy tính nhanh hơn, hãy nói với con: “Đợi đã!”
4. Chỉ ra hành vi sai lầm của trẻ
Bất cứ khi nào trẻ làm bất cứ điều gì thiếu suy nghĩ, hãy giúp chúng xem xét cảm xúc của người khác: “Con nghĩ bạn của con cảm thấy thế nào khi con giật kẹo từ tay bạn mà không hỏi?”. Sau đó hỏi trẻ, “Con sẽ làm gì vào lần tới để tránh những cảm giác tổn thương này?”. Những câu hỏi đúng sẽ giúp trẻ học được sự đồng cảm và nhận ra hành vi của chúng ảnh hưởng đến người khác như thế nào.
5. Tập trung vào việc cho đi chứ không phải nhận lại
Tìm cơ hội để trẻ làm những việc cho người khác, chẳng hạn như nướng bánh cho người hàng xóm bị bệnh, hoặc cùng nhau xác định một hành động tử tế mang lại cho chúng điều kỳ diệu của sự cho đi. Chẳng hạn như mang đồ chơi đến bệnh viện nhi đồng để tặng các bạn còn gặp khó khăn. Khi nói đến quà tặng, hãy đặt giới hạn về giá của quà tặng vật chất và tuân theo chúng. Dạy trẻ cách nhận quà bằng cách diễn tập các câu trả lời lịch sự trước sự kiện. Như mỉm cười nói: “Cảm ơn!”.