Gừng lưu huỳnh
Gừng được bảo quản bằng lưu huỳnh thường có màu sắc đẹp mắt, nhiều người yêu thích. Theo các thương lái thì gừng tươi thường bị mất màu, thối hỏng hoặc nấm mốc nếu để lâu sau khi thu hoạch. Như vậy thương lái vừa bị hao, vừa bị mất giá. Nhiều người đã nghĩ ra cách sấy gừng bằng lưu huỳnh để củ gừng có màu vàng tươi, sáng và bắt mắt.
Sử dụng gừng ngâm lưu huỳnh hay bất cứ sản phẩm nào chứa lưu huỳnh đều khiến cơ thể nảy sinh các phản ứng hóa học, gây kích thích dạ dày, tổn thương hệ thống thần kinh, toàn thân mệt mỏi,… Không chỉ vậy, bạn còn có nguy cơ mắc các bệnh như suy thận, tổn thương gan, ung thư gan,…
Cà chua xanh
Trong cà chua xanh chứa độc tố solanin, có thể gây hại cho nhiều cơ quan trong cơ thể con người, bao gồm cả gan. Nó gây ra cảm giác buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt và các phản ứng ngộ độc khác khi sử dụng từ 0,2 – 0,5g/người lớn. Ngoài ra, solanin cũng có trong khoai tây mọc mầm.
Hàm lượng solanin trong cà chua xanh có thể dao động từ 14mg – 100g, trong cà chua nửa chín nửa xanh cũng có một lượng nhỏ chất độc này. Khi cà chua chín, solanin sẽ biến mất.
Đậu nành chưa nấu chín
Trong đậu nành chưa nấu chín có chứa một loại độc tố gọi là saponin rất độc. Khi hòa tan với nước, chất này có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch, tạo ra nhiều bọt, khiến nhiều người lầm tưởng là đã sôi. Tuy nhiên, khi sữa đậu nành chưa chín hẳn chúng vẫn còn chứa rất nhiều saponin.
Nạp quá nhiều saponin vào cơ thể sẽ khiến kích thích niêm mạc dạ dày, gây buồn nôn, nôn mửa, đầy bụng, chóng mặt, ảnh hưởng tới gan và thận. Khi đun sữa đậu nành, nên đợi thêm 5 – 10 phút sau khi sôi để đảm bảo saponin đã được loại bỏ hoàn toàn.
Thực phẩm bị mốc
Các loại thực phẩm bị mốc sẽ sản sinh ra độc tố có tên là aflatoxin. Đây là một chất gây ung thư vô cùng nguy hại, trong đó có ung thư gan.
Chất này thường xuất hiện trong hạt sen, lạc, quả óc chó và các loại thực phẩm được bảo quản không đúng cách khác. Dù đun nấu ở nhiệt độ cao thì cũng không thể tiêu diệt.
Gan động vật bị bệnh
Mặc dù có nhiều chất dinh dưỡng nhưng gan động vật cũng là cơ quan chịu trách nhiệm thải độc. Có một số bệnh lý hoặc các kim loại, chất hóa học đặc biệt mà cơ thể không chuyển hóa được lại bị tích lũy trong gan và dần dần có thể làm tổn thương gan.
Ăn phải gan tồn dư nhiều mầm bẹnh sẽ khiến cơ thể nhiễm các loại độc tố, ký sinh trùng tồn tại bên trong gan động vật.
Thực phẩm chứa kim loại nặng
Nguyên nhân khiến thực phẩm chứa kim loại nặng có thể do ô nhiễm môi trường, DNA của cây lương thực, quy trình công nghiệp, sản xuất và nông nghiệp.
Tất cả các kim loại nặng đều có hại cho cơ thể, làm tổn thương hệ thần kinh và các cơ quan nội tạng, đứng đầu là gan.
Những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh gan
Tuy gan không đau nhưng có thể dựa vào một số dấu hiệu này để nhận biết:
- Cơ thể suy nhược, tinh thần mệt mỏi, dễ mất bình tĩnh và không kiểm soát được cảm xúc.
- Tóc bạc xuất hiện sớm ở hai bên thái dương, tóc mỏng và vàng, thường có triệu chứng nhờn tóc, rụng tóc.
- Mặt nổi nhiều mụn cám, da mặt sạm và vàng, lỗ chân lông to.
- Mắt thường khô và ngứa, lòng trắng mắt vàng, sưng đỏ quầng mắt, thâm quầng nghiêm trọng.
- Hay đau bụng, tiêu chảy, có kèm theo buồn nôn, nôn, chán ăn.