7 kỹ năng giúp trẻ lớn lên thành công, cha mẹ dạy con càng sớm càng tốt, tương lai con càng rạng rỡ

18:12, Thứ năm 26/10/2023

( PHUNUTODAY ) - Là cha mẹ ai cũng muốn con cái mình lớn lên thành công nhưng nhiều người lại chưa biết chìa khóa thành công là gì, làm thế nào để dạy con sở hữu được chìa khóa đó.

Bà Michele Borba, một chuyên gia tâm lý học đã đúc kết 7 yếu tố giúp trẻ lớn lên thành công và có cuộc sống thoải mái hơn gồm:

Sự tự tin

Những em bé tự tin thường sẽ có cuộc sống thành công hơn các em bé thiếu điều này. Sự tự tin thực sự là kết quả của việc làm tốt, trẻ dám đối mặt với những trở ngại  để tìm ra giải pháp và tự mình khắc phục. Những đứa trẻ có sự tự tin biết rằng chúng có thể thất bại nhưng cũng có thể phục hồi, và đó là lý do tại sao chúng ta phải giải phóng bản thân khỏi cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên cha mẹ không nên đánh đồng tự tin với tự trọng nhé. Trẻ tự tin tức là xác định được nội lực của mình và tin vào bản thân, vượt qua được khó khăn. Còn trẻ tự trọng tức là đánh giá cao sự tử tế và khước từ những sự giúp đỡ khi tự bản thân có thể làm được.

tre-thanh-cong

Trẻ có sự đồng cảm

Sự đồng cảm có thể có 3 dạng như sau: Sự đồng cảm về mặt tình cảm nghĩa là khi chúng ta chia sẻ cảm xúc của người khác và cảm nhận được cảm xúc của họ; Sự đồng cảm về hành vi, nghĩa là khi sự quan tâm đồng cảm thúc đẩy chúng ta hành động với lòng trắc ẩn; Sự đồng cảm về nhận thức nghĩa là khi chúng ta hiểu suy nghĩ của người khác hoặc đặt vào hoàn cảnh của họ. Những trẻ em có sự đồng cảm với người khác khi lớn lên thường là người có uy tín, được tín nhiệm.

Để tạo cho trẻ sự đồng cảm, cha mẹ có thể thực hiện theo cách sau: 

Dán nhãn cảm xúc: Cố tình gọi tên cảm xúc trong ngữ cảnh để giúp trẻ xây dựng vốn từ vựng về cảm xúc: "Con đang hạnh phúc!"; "Con có vẻ buồn bực".

Đặt câu hỏi cho bé: Trước một sự việc gì đó bạn hãy đặt các câu hỏi cho con như "Điều đó khiến con cảm thấy thế nào?"; "Trông con có vẻ sợ hãi. Bố/mẹ có làm đúng không?". 

Chia sẻ cảm xúc: Trẻ có thể chia sẻ cảm xúc khi thấy an toàn và khi thấy cha mẹ cũng sẵn sàng chia sẻ cảm xúc với chúng. Do đo để trẻ có thể chia sẻ cảm xúc thì bạn cũng cần tạo ra không gian chia sẻ cho chính mình. Bạn có thể nói với con những câu như  "Mẹ không ngủ nhiều nên rất cáu kỉnh"; "Mẹ thấy chán cuốn sách này.", từ đó giúp con tập quen với cách chia sẻ cảm xúc của bản thân trẻ.

Để ý đến người khác: Khi ở trước đám đông, bạn có thể cho con nhận ra ngôn ngữ cơ thể của mọi người. Ví dụ như bạn hỏi "Con nghĩ người đàn ông đó cảm thấy thế nào?"; "Con đã bao giờ cảm thấy như thế này chưa?".

tre-thanh-cong2

Tự chủ

Một em bé có khả năng tự chủ sẽ giúp chúng biết cảm soát cảm xúc suy nghĩ của bản thân.  Một cách để dạy tính tự chủ là ra tín hiệu. Một số trẻ gặp khó khăn trong việc thay đổi trọng tâm giữa các hoạt động. Đó là lý do tại sao giáo viên sử dụng "tín hiệu chú ý" như rung chuông hoặc ra hiệu bằng lời nói: "Hạ bút chì, ngước mắt lên".

Một vài câu có thể giúp bố mẹ tạo sự chú ý cho con: "Bố mẹ cần sự chú ý của con trong một phút nữa"; "Con đã sẵn sàng lắng nghe chưa?". Một kỹ thuật khác là sử dụng các khoảng dừng căng thẳng. Chậm lại giúp trẻ có thời gian để suy nghĩ. Dạy "lời nhắc tạm dừng" mà con bạn có thể sử dụng để nhắc nhở chúng dừng lại và suy nghĩ trước khi hành động: "Nếu con giận, hãy đếm đến 10 trước khi trả lời"; "Khi nghi ngờ: Hãy dừng lại, suy nghĩ, bình tĩnh lại"; "Đừng nói bất cứ điều gì con không muốn người khác nói về mình".

 Chính trực

Trẻ chính trực là những trẻ lớn lên sẽ xây dựng được uy tín với cộng đồng. Điều đó giúp trẻ gây dựng được vị trí giá trị của mình trong đời sống. Để dạy con chính trực, bạn cần nói đi đôi với làm để con học theo. Cha mẹ cũng cần lắng nghe và kiên nhẫn với con thì sẽ rèn cho con sự chính trực.

Sự tò mò

Tò mò không phải là xấu mà nó sẽ thúc đẩy trẻ khám phá. Tuy nhiên phải dạy con nên tò mò những gì hữu ích chứ không phải tò mò để tám chuyện hoặc để nói xấu người khác, tọc mạch vào đời tư của người khác. 

Bạn có thể kích thích tò mò cho trẻ bằng các trò chơi thú vị để con khám phá và kích thích con khám phá để đạt được những thành tích giải trí nhất định. Để kích thích trí tò mò của con, bạn có thể thường xuyên dùng các câu như "Hãy xem điều gì sẽ xảy ra!". Thay vì đưa ra câu trả lời, hãy hỏi: "Con nghĩ gì?"; "Làm sao con biết?"; "Làm thế nào con có thể tìm ra?"

Cuối cùng, bạn đọc một cuốn sách, xem một bộ phim hoặc chỉ đi ngang qua ai đó, hãy sử dụng câu hỏi "Bố/mẹ không biết cô ấy đang đi đâu"; "Bố/mẹ tự hỏi tại sao họ lại làm vậy"; "Bố/mẹ tự hỏi điều gì sẽ xảy ra tiếp theo".

Kiên trì

Kiên trì là phẩm chất của một người thành công. Những người không đủ kiên trì hay bỏ cuộc chính là thất bại. Bởi thế phải kiên trì mới đạt tới mục đích. Hãy dạy cho con sự kiên trì bằng việc chính bạn cũng phải kiên trì nhẫn nại. Đừng la mắng mà hãy cổ vũ con khi con chưa làm được việc gì đó. Hãy động viên con về việc niềm vui khi đạt được, khi hoàn thành công việc, con ban sẽ cảm thấy sự kiên trì có ý nghĩa và chúng sẽ làm theo. 

Lạc quan

Những đứa trẻ lạc quan xem những thách thức và trở ngại chỉ là tạm thời và có thể vượt qua, vì vậy chúng có nhiều khả năng thành công hơn. Lạc quan cũng là cách kết nối trẻ với thế giới dễ dàng hơn. Người ta thích những người lạc quan hơn là những người tự ti và hay nói chuyện tiêu cực.

Muốn trẻ lạc quan tất nhiên cha mẹ không thể suốt ngày ỉu xỉu và oán trách được. Vì thế trước mọi khó khăn hãy nhìn hướng tích cực nhất, bởi nếu bạn cho là khó khăn thì chúng cũng đâu thay đổi được gì, nhưng nếu bạn nhìn hướng tích cực thì có thể mở ra lối giải quyết tốt hơn. 

Bởi vậy để con bạn có thể trở thành những em bé thành công, điều đầu tiên là chính cha mẹ phải thay đổi cách nghĩ của mình để tiệm cận với những điều trên, từ đó bạn sẽ dạy được cho con mình những điều này.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: An Nhiên